6 bước xử lý khi bị lây nhiễm HIV cần phải nhớ!

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

HIV/AIDS là nỗi ám ảnh với con người. Nguy cơ lây truyền HIV có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy mỗi người phải trang bị cho mình kỹ năng cần thiết để đối phó với HIV.

Nguy cơ lây truyền HIV có thể xảy ra với bất kỳ ai
Nguy cơ lây truyền HIV có thể xảy ra với bất kỳ ai

HIV/AIDS là gì?

HIV là tên viết tắt của cụm từ “Virus gây suy giảm miễn dịch ở người”. HIV không gây tử vong cho người, mà virus HIV là tác nhân tàn phá hệ miễn dịch khiến con người không thể chống cự lại với bệnh tật dẫn đến tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội xuất hiện.

AIDS là giai đoạn cuối của HIV, nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”. Các vi khuẩn, virus, sinh trùng, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể từ giai đoạn AIDS tạo nên tiền đề căn nguyên cho AIDS. Khi HIV chuyển sang AIDS, thời gian sống của người bệnh chỉ kéo dài từ 12 – 24 tháng kèm theo nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe như ung thư, nhiễm trùng…

Các nguyên nhân lây truyền HIV/AIDS

Các con đường lây truyền HIV/AIDS chính bao gồm :

  • Lây truyền qua đường tình dục không an toàn, bao gồm cả tình dục qua đường âm đạo, miệng hay hậu môn.
  • Lây truyền qua đường máu và các chế phẩm máu.
  • Lây truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra, Virus HIV không lây truyền qua các giao tiếp sinh hoạt hàng ngày bao gồm cả hôn, ôm, bắt tay.. Ngay cả nước mắt, mồ hôi, phân hay nước tiểu đều chứa một lượng nhỏ virus HIV tuy nhiên chưa đủ để lây truyền thành bệnh. Muỗi và các loại côn trùng khác không lây truyền bệnh.

Các con đường lây truyền HIV chủ yếu
Các con đường lây truyền HIV chủ yếu

Làm gì trước nguy cơ bị lây nhiễm HIV?

Các nguy cơ lây truyền HIV có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đơn giản khi bạn dẫm phải bơm tim tiêm có máu, cũng có thể khiến bạn có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên không phải ai cũng có các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo các bác sĩ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào nếu bị tiếp xúc với bơm kim tiêm có máu, dù có xác định có HIV hay không cũng cần được xử lý đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

Không phải tất cả trường hợp tiếp xúc với kim tiêm có máu, cho dù được xác định là chứa máu HIV đều sẽ khiến cơ thể lây nhiễm HIV. Bởi virus HIV khi tiếp xúc cần có một khoảng thời gian để xâm nhập vào tế bào, nếu được điều trị sau phơi nhiễm kịp thời có thể ngăn chặn được quá trình xâm nhập này của virus, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây HIV.

Cần nhanh chóng xử lý khi bị kim tiêm nhiễm HIV
Cần nhanh chóng xử lý khi bị kim tiêm nhiễm HIV

6 bước xử lý khi bị đâm kim tiêm HIV cần phải nhớ

Trong trường hợp đã tiếp xúc với bơm tim tiêm hay tác nhân lây truyền HIV, cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

  • Nhanh chóng lấy kim tiêm hoặc các dị vật gây bệnh ra khỏi cơ thể.
  • Xả vết thương dưới vòi nước sạch khoảng 5 phút liên tục để trôi bớt dịch tiết dính và máu trên cơ thể.
  • Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Dùng gạc y tế, băng cuộn sạch để băng vết thương lại.
  • Trong trường hợp máu bị HIV bắn vào các khu vực da hở như mắt, mũi, miệng…cần nhanh chóng rửa sạch với nước muối sinh lý Nacl 0,9% trong 5 phút liên tục. Cử động liên tục (chớp mắt, súc miệng, khịt mũi…) khi rửa.
  • Di chuyển đến cơ sở y tế để được dự phòng phơi nhiễm. Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV có thể bảo vệ lên tới 90 – 95% trong vài giờ đầu, duy trì trong 3 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Ngay khi có các nguy cơ lây nhiễm HIV, cần nhanh chóng đến các Trung tâm y tế để được điều trị phòng tránh lây nhiễm HIV càng sớm hiệu quả ngừa bệnh càng cao.

Ngoài ra, người bị đe dọa trước nguy cơ nhiễm HIV cần được tiêm phòng uốn ván.

Nâng cao nhận thức, kỹ năng về bệnh là cách để giữ gìn cơ thể trước nhân tác nhân lây truyền HIV/AIDS mà mỗi người cần nắm vững để bảo vệ mình và những người xung quanh, góp phần đẩy lùi “căn bệnh thế kỷ” đe dọa cuộc sống con người.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới