7 mẹo hay chữa hóc xương cho trẻ nhỏ mẹ nên biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hóc xương ở trẻ là một trong những tai nạn nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ. Trong trường hợp trẻ bị hóc xương, các mẹ không nên hoảng loạn mà phải bình tĩnh xử lý tình huống với 7 mẹo nhỏ do dược sĩ tư vấn đơn giản sau đây, giúp trẻ thoát khỏi những nguy hiểm xảy ra với sức khỏe.

Hóc xương ở trẻ gây nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện
            Hóc xương ở trẻ gây nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc xương

Biểu hiện khi trẻ bị hóc xương dễ dàng nhận thấy khi trẻ đang ăn đột nhiên la khóc dữ dội, không chịu ăn kèm theo hiện tượng chảy nhiều dãi, nôn ọe. Khi gặp hiện tượng này các mẹ không nên cố ép hay bắt con ăn vì đây là dấu hiệu trẻ bị hóc xương. Đối với các bé lớn hơn thì có thể ra hiệu chỉ tay vào miệng, nôn ọe và không chịu ăn.

Một số mẹo chữa hóc xương cho bé

Mẹo thứ 1

Vitamin C là món ăn yêu thích của trẻ. Vì vậy nếu trẻ bị hóc xương, các mẹ nên cho bé ngậm 1 viên vitamin C hay vắt một quả chanh lấy nước cốt pha với nước, cho bé ngậm vài phút. Chất axit trong chanh sẽ làm cho xương mềm ra và tự trôi xuống cổ.

Mẹo thứ 2

Khi trẻ bị hóc xương các mẹ không nên hoảng hốt
   Khi trẻ bị hóc xương các mẹ không nên hoảng hốt

Nếu bé không chịu uống nước chanh hay gào khóc vì mắc xương, tuyệt đối không được hoảng hốt. Các mẹ nhẹ nhàng lấy một ít vỏ cam cho bé ngậm trong miệng một lúc, vài phút sau cho bé nuốt vỏ cam. Cách này cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa hóc xương đối với trẻ đã có nhận thức.

Mẹo thứ 3

Các mẹ cũng có thể trị hóc xương ở trẻ bằng tỏi. Sử dụng một nhánh tỏi nhét vào lỗ mũi của bé, chú ý không được nhét tỏi quá sâu vào mũi bé. Soi miệng trẻ để xác định trẻ bị hóc xương bên nào, nếu trẻ bị hóc xương bên phải thì các mẹ nhét tỏi vào lỗ mũi bên trái. Sau đó mẹ dùng tay bịt lỗ mũi bên còn lại rồi cho bé thở bằng miệng. Lúc này trẻ sẽ bị hắt hơi và đẩy xương cá ra ngoài. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng đối với bé lớn.

Mẹo thứ 4

Đối với trẻ còn quá nhỏ chưa nhận thức được, chưa làm theo được những yêu cầu của mẹ thì các mẹ cũng đừng vội lo lắng. Nếu trẻ còn quá nhỏ mà bị hóc xương, các mẹ có thể lấy một thìa hạt tiêu xay nhỏ, sau đó để gần mũi của trẻ, cách này khiến cho trẻ hắt hơi và làm xương cá văng ra. Đây là một phương pháp trị học xương cho trẻ được các thầy thuốc dân gian hướng dẫn, các mẹ có thể tham khảo.

Mẹo thứ 5

Một mẹo cũng rất hay khi xử lý hóc xương ở trẻ, bạn cũng có thể dùng một nắm lá đuôi tôm (lá thồm lồm), rửa sạch, giã nhỏ lấy nước cốt cho bé ngậm và dùng bã đắp bên ngoài cổ họng bé.

Mẹo thứ 6

Nên kịp thời đưa đến bác sỹ để xử lý nếu trẻ bị nặng
Nên kịp thời đưa đến bác sỹ để xử lý nếu trẻ bị nặng

Đối với trường hợp cổ họng của bé bị sưng, đau và khó nuốt mẹ có thể dùng một nắm lá hẹ, rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt nước cốt sau đó lấy nước cốt lá hẹ này nhỏ vào họng bé vài giọt, yêu cầu bé ngậm một lúc chứ không nuốt ngay.

Mẹo thứ 7

Lá phèn đen cũng là loại lá có tác dụng chữa hóc xương ở trẻ. Các mẹ lấy một nắm lá phèn đen, vò với nước sôi để nguội sau đó chắt lấy nước, cho bé ngậm.

Lưu ý, khi trẻ bị hóc xương mẹ tuyệt đối không được dùng tay để móc họng bé hay dùng cách dân gian là cho bé nuốt một nắm cơm. Điều này vô cùng nguy hiểm vì khiến cho xương trôi sâu vào thực quản khó xử lý hơn. Nếu như các mẹ chưa có những kinh nghiệm thì không được tự ý xử lý mà cần phải đưa trẻ đến những cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ kịp thời lấy xương ra tránh làm tổn thương họng và thực quản của trẻ.

 Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới