7 tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây tía tô

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tía tô được biết đến là cây gia vị thường dùng trong các món rau sống, ngoài ra còn là cây thuốc nam quý. Nhưng ít ai biết đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.

7 tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây tía tô

7 tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây tía tô

Dược sỹ Nguyễn Thị Thương giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về cây tía tô để có những nhận biết sơ bộ về loại cây và các bộ phận thường dùng của cây.

Đặc điểm của cây tía tô.

Tía tô thường mọc thành bụi có chiều cao khoảng 0,5- 1m, lá mọc đối, có màu tím, nếp khía ở viền lá, cây có hoa nhỏ màu trắng, quả tía tô có hình cầu mùi thơm, cả cây, lá và quả đều có mùi rất đặc trưng. Cây được trồng bằng hạt. Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12.

Bộ phận dùng làm thuốc: Dùng lá, cành, hạt của cây Tía tô. Lá tía tô thường được thu hoạch vào mùa hè vì khi đó cây cho nhiều lá nhất. Quả tía tô lại được thu hoạch vào mùa thu, thường sau khi thu hoạch quả được đem làm sạch sau đó phơi khô hoặc đem đi sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm lấy ra để nguội và đóng gói dùng dần. Theo các thầy thuốc tư vấn, tía tô không chỉ được sử dụng như một loại gia vị mà còn được sử dụng như một vị thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh.

Công dụng chữa bệnh của cây tía tô

Theo chia sẻ của Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tía tô có rất nhiều công dụng chữa bệnh như:

Thứ nhất: nước cây tía tô đem sắc có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi, hoặc được biết đến với công dụng giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, có tác dụng cầm máu.

Thứ hai: Tinh dầu tía tô có rất nhiều công dụng như trị cảm, xoa và massage vào phần mỡ thừa có tác dụng làm giảm cân.

Thứ ba: ngâm tía tô với nước cho tới khi kiệt nước ta thu được phần nước lọc có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn đại tràng.

Thứ tư, tía tô còn có tác dụng phát tán phong hàn, giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc. Lá tía tô chứa các chất có công dụng làm cho cơ thể toát ra mồ hôi, sau khi cơ thể toát mồ hôi chứng phong hàn sẽ được khắc phục; chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, ngộ độc dẫn đến hiện tượng đau bụng do ăn cua cá.

Thứ năm: tía tô có tác dụng tiêu đờm giảm ho, trị viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm, chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên.

Cây tía tô có rất nhiều công dụng chữa bệnh

Cây tía tô có rất nhiều công dụng chữa bệnh

Thứ sáu: Trường hợp phụ nữ có mang thai và bị động thai, đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn có thể dùng lá tía tô đun uống hoặc sao lên đánh gió.

Thứ 7: tía tô còn dùng để chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy. Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Trộn cao thu được trên với bột đậu đỏ đã được rang vàng và tán nhỏ rồi chia thành từng viên nhỏ uống, mỗi lần uống 50 viên. Với cách điều trị này chúng ta sẽ hạn chế được phần nào quá trình chảy máu.

Với những công dụng rất đa dạng và phong phú như vậy, tía tô được trồng phổ biến trong các hộ gia đình để khi cần thiết có thể sử dụng ngay. Ở nước ngoài, ví dụ như các nước Thái Lan, Hàn Quốc hay Nhật Bản cây tía tô được xem là loại cây thuốc quý và để sử dụng họ thường chiết xuất thành tinh dầu và bán ra thì trường với giá thành cao. Chính vì vậy, cây tía tô ngày càng được trồng theo diện rộng với số lượng lớn.

Nguyễn Thu – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới