Ăn gạo lứt thường xuyên có thể điều trị được bệnh ung thư?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Các giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Không thể phủ nhận những tác dụng mà cỏ lúa mì, gạo lứt, muối mè… mang lại cho sức khỏe của con người nhưng công dụng của những loại thực phẩm này đang bị thổi phồng, đặc biệt là khả năng chữa khỏi bệnh ung thư, gây nhiều hiểu nhầm, ngộ nhận cho nhiều người”.

Ăn gạo lứt thường xuyên có thể điều trị được bệnh ung thư?

Ăn gạo lứt thường xuyên có thể điều trị được bệnh ung thư?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này, để có quan điểm rõ hơn về chuyện gạo lứt có thể chữa khỏi bệnh ung thư.

Gạo lứt không thể điều trị khỏi bệnh ung thư

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với phong trào thực dưỡng gạo lứt đã trở thành một thực phẩm được rất nhiều người tin dùng. Nhiều người còn truyền tai nhau về những công dụng thần kỳ của loại gạo này từ giúp giảm cân, trị mụn, chống tiêu chảy, táo bón, giúp cắt cơn hen suyễn, chống suy nhược, thậm chí chúng còn có thể điều trị được một số căn bệnh mãn tính nguy hiểm như đái tháo đường, ung thư…

Các giảng viên giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡngTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết “Hiện nay trên các phương tiện thông tin trên mạng xã hội lan truyền quan điểm gạo lứt có thể “điều trị” ung thư. Tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này. Không thể phủ nhận những tác dụng của gạo lứt với sức khỏe, nhưng điều  trị ung thư mà chỉ sử dụng chế độ ăn từ gạo lứt là hoàn toàn sai lầm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe”.

Gạo lứt không thể điều trị khỏi bệnh ung thư

Gạo lứt không thể điều trị khỏi bệnh ung thư

Cũng theo các Bác sĩ chuyên khoa, việc lựa chọn gạo lứt hay một chế độ ăn nào đó và coi đó là phương pháp điều trị ung thư là điều hoàn toàn sai lầm và dĩ nhiên sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Gạo lứt tốt nhưng không nên sử dụng thường xuyên

Những tin tức y học mới nhất đã chỉ ra rằng, trong gạo lứt chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có trong gạo lứt cao hơn rất nhiều so với gạo trắng,. So với gạo trắng thông thường gạo lứt cứng hơn nên cần thời gian nấu lâu hơn. Khi ăn, người sử  dụng phải nhai từ từ, do vậy khiến người ăn no lâu hơn. Trong gạo lứt cũng có một số thành phần giúp làm giảm cholesterol, giảm cân.

Các chuyên gia khuyến cáo, cho dù trong gạo lứt được đánh giá có nhiều chất, vitamin nhưng không thể đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng các chế phẩm gạo lứt, bạn vẫn cần sử dụng những thực phẩm khác như đạm, chất khoáng, rau xanh, trái cây…

Gạo lứt tốt nhưng không nên sử dụng thường xuyên

Gạo lứt tốt nhưng không nên sử dụng thường xuyên

Cũng theo Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thanh Hậu đang công tác tại Bệnh viện Y Học Cổ truyền Trường Giang, nếu thường xuyên sử dụng gạo lứt mà không bổ sung những thực phẩm khác thì có thể gây phản tác dụng. Do gạo lứt khá cứng nên khi ăn nếu nhai không kỹ còn có thể gây chứng đầy bụng, khó tiêu.Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên nên ăn gạo lứt thường xuyên, vì có thể gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin vô cùng nguy hiểm.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu khẳng định, loại ngũ cốc này không hề có tác dụng chữa bệnh ung thư như mọi người vẫn đồn thổi. Việc sử dụng gạo lứt để chữa bệnh hay điều trị ung thư là một điều hết sức mạo hiểm và không có căn cứ khoa học.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới