Bạn đã biết gì về hiện tượng nôn trớ ở trẻ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Nôn trớ là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nôn trớ đơn thuần thường là biểu hiện sinh lý ở trẻ, tuy nhiên một số bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hay bệnh lý đường hô hấp cũng có thể có biểu hiện nôn trớ.

Bạn đã biết gì về hiện tượng nôn trớ ở trẻ

Vậy để hiểu biết thêm về hiện tượng này, chúng ta hãy cùng trò chuyện với thầy cô giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng nhau tìm hiểu một vài thông tin cũng như cách phòng tránh cho trẻ khỏi bị nôn trớ.

Nôn, trớ ở trẻ là gì?

Theo bác sỹ Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng, do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng. Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường do dạ dày trẻ còn nhỏ và nằm ngang nên trẻ rất dễ nôn trớ. Sau 7 đến 8 tháng tuổi hầu như sẽ không còn nữa.

Trẻ thường bị nôn trớ sinh lý trong trường hợp nào?

Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ hoặc không dung nạp thức ăn  hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó.
Khi trẻ nôn trớ các bà mẹ nên xem có biểu hiện nào kèm theo không. Nôn trớ chỉ được coi là nguy hiểm khi trẻ nôn ra mọi thứ, nhiều lần, dữ dội, kèm theo dịch vàng hoặc có máu, trướng bụng, co giật. Trong trường hợp đó các bà mẹ cần lập tức trẻ đi gặp bác sĩ.

Có các biện pháp nào để xử trí và hạn chế tình trạng nôn trớ sinh lí ở trẻ?

  • Đối với trẻ bú mẹ:

Không nên cho trẻ bú quá lâu. Mẹ cho trẻ bú bầu vú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển trẻ sang bú bầu vú bên phải (lúc này dạ dày trẻ đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Cho trẻ bú ít một và nhiều lần trong ngày.

  • Đối với trẻ bú bình:

Luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng trẻ bú hơi trong bình sữa. Khi cho bú, không nên để trẻ quấy khóc vì như vậy, trẻ có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày.

  • Khi trẻ đang nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy , đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản , gây sặc rất nguy hiểm. Lấy khăn lau nhẹ miệng trẻ, không nên thấy cặn sữa trong miệng trẻ mà dùng ngón tay đưa vào lau, làm thế trẻ càng bị kích thích nôn trớ sữa nhiều hơn.
  • Nếu trẻ tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Đặc biệt là khi thấy trẻ nôn ói liên tục, lơ mơ, co giật, sốt, đau bụng, có dấu hiệu mất nước. Nên nhớ khi trẻ nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho trẻ uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được trẻ mà còn làm tăng triệu chứng và trẻ càng quấy khóc nhiều hơn. Không cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Trường hợp trẻ bị sặc , đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ để tống dị vật, chất nôn ra thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới