Bà bầu cần tiêm phòng những gì trước khi mang thai?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiêm phòng Rubella, uốn ván, viêm gan B, cúm, … để bảo đảm sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thời gian mang thai.

Bà bầu cần tiêm phòng những gì trước khi mang thai?

Bà bầu cần tiêm phòng những gì trước khi mang thai?

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, tiêm phòng khi mang thai là rất cần thiết để an toàn cho cả mẹ và con, vào điều kiện của từng người có thể tiêm nhiều hay ít các loại văcxin nhưng chị em chắc chắn nên tiêm văcxin cúm, mũi 3 trong 1, thủy đậu.

Những mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai

  • Tiêm phòng RUBELLA

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng, nhiễm rubella trong đầu thai kỳ (3 tháng đầu hoặc 20 tuần đầu) có thể gây thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh, hội chứng này đặc trưng bởi nhiều khuyết tật, đặc biệt là với não, tim, tai và mắt,… Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, thời gian ủ bệnh từ 12 – 23 ngày (trung bình là 18 ngày). Những trẻ mang dị tật bẩm sinh do mẹ nhiễm rubella, Virut rubella có thể tồn tại lâu dài là nguồn lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh chị em phụ nữ đều nên tiêm phòng rubella, trừ các trường hợp: dị ứng với thành phần của thuốc, suy giảm miễn dịch; thận trọng khi có tiền sử dị ứng trứng, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, có thai. Tác dụng phụ: đau, sưng tại chỗ tiêm, sốt, phát ban. Lưu ý: Tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.

  • Tiêm phòng thủy đậu (trái rạ)

Những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ khi có mẹ mắc thủy đậu nguy cơ cao nhất là 2% ở tuổi thai từ 13-20 tuần gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Dược sĩ Đại học cho biết, không tiêm vắc – xin thủy đậu cho các trường hợp: quá mẫn với thành phần của thuốc, có thai, suy giảm miễn dịch, hoãn tiêm khi sốt, bệnh cấp tính, thận trọng 2 ngày trước tiêm khi bị dị ứng, co giật. Sau tiêm phòng vắc xin cũng không nên có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh chị em phụ nữ đều nên tiêm phòng rubella

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh chị em phụ nữ đều nên tiêm phòng rubella

  • Tiêm phòng viêm gan B

Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm. Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá tình trạng nhiễm HBV đang được áp dụng phổ biến là xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs.

  • Tiêm phòng cúm

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, nếu mẹ bầu mắc cúm trong những tháng đầu của thai kỳ có thể khiến cho trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chính vì thế việc tiêm phòng cúm là điều vô cùng quan trọng.

  • Tiêm phòng uốn ván

Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn uốn ván gây ra, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ, cứng hàm, mất nhận thức và gây thai chết lưu ở bà bầu. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương hở trên da. Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ:

Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.

Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.

Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.

Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.

Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp các chị em hiểu hơn về những mũi tiêm quan trọng cần thực hiện trong quá trình mang thai.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới