Bác sĩ chia sẻ biện pháp ngăn ngừa trầm cảm khi mang thai

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhiều người cho rằng chỉ có phụ nữ sau sinh mới mắc trầm cảm, điều này không hoàn toàn đúng rất nhiều phụ nữ mang thai cũng mắc chứng bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ chia sẻ biện pháp ngăn ngừa trầm cảm khi mang thai

Bác sĩ chia sẻ biện pháp ngăn ngừa trầm cảm khi mang thai

Truy tìm nguyên nhân trầm cảm khi mang thai

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thai phụ mắc trầm cảm, hormon thai kỳ chính là một trong những nguyên nhân đó. Tâm trạng thay đổi có thể do sự căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi các hormon thai nghén. Sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn. Tâm trạng thất thường chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kì (dưới 12 tuần) và xuất hiện lại trong 3 tháng cuối, khi chuẩn bị sinh.

Theo thống kê được đăng tải trên những tin tức y học mới nhất, mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặc mới sinh con được một thời gian cũng có thể gây trầm cảm cho mẹ hoặc cho cả bé. Mâu thuẫn trong mối quan hệ, đặc biệt nếu hai vợ chồng đang trục trặc hoặc thai phụ đang mâu thuẫn với gia đình chồng. Ngoài ra, tài chính khó khăn cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở phụ nữ đang mang thai.

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, yếu tố gia đình, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai. Nếu trầm cảm từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân có bệnh thì cũng rất dễ bị trầm cảm khi mang thai.

Cảm xúc tiêu cực của mẹ dễ khiến trẻ bị sinh non, chậm nói,...

Cảm xúc tiêu cực của mẹ dễ khiến trẻ bị sinh non, chậm nói,…

Không dễ nhận biết trầm cảm khi mang thai

Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, Bệnh trầm cảm trong thai kì không dễ phát hiện dễ nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi có thai. Một số dấu hiệu thường gặp: Khả năng tập trung kém, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột, khó tập trung, Lo lắng nhiều, liên tục về sức khỏe và sự an nguy của con mình, dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn.

Thai phụ hay bị rối loạn giấc ngủ, không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì, mệt mỏi quá mức, triền miên hoặc không dứt. Mất hứng thú với tình dục hoặc sự gần gũi, lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì, thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè. Buồn bã không dứt và khóc không có lý do rõ ràng

Đối với các thai phụ bị trầm cảm nếu không được chăm sóc đúng mức có thể có những hành vi tiêu cực như uống rượu, hút thuốc lá, nghiện ma túy, bỏ phá thai, thậm chí tự vẫn. Bệnh trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi như sẩy thai, thai kém phát triển, đẻ non, đẻ con nhẹ cân, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, cảm xúc, tự kỉ.

Ứng phó với trầm cảm khi mang thai như thế nào?

Để điều trị được chứng bệnh này thai phụ cần chủ động ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm: Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên, chăm sóc bản thân nhiều hơn, tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.

Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Thai phụ nên nghe, đọc, xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới