Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn biện pháp tự điều trị trào ngược axit tại nhà

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trào ngược axit dạ dày xu hướng phát triển nhanh trong cuộc sống hiện đại, là một vấn đề sức khỏe lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn biện pháp tự điều trị trào ngược axit tại nhà

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn biện pháp tự điều trị trào ngược axit tại nhà

Đối tượng nào dễ mắc trào ngược dạ dày?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này gồm có:

  • Nhóm bệnh nhân thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị trào ngược axit dạ dày vì khẩu phần ăn thường nhiều hơn bình thường, đòi hỏi cơ thể tạo nhiều axit dạ dày hơn. Quá trình này dễ làm cho dạ dày bị rối loạn tăng tiết axit.
  • Người tiếp xúc với khói thuốc lá. Bao gồm cả hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động. Khói thuốc rất dễ kích thích tăng tiết axit dạ dày trong cơ thể.
  • Người ít ăn rau và các thực phẩm giàu chất xơ cũng dễ gặp phải tình trạng tăng tiết axit dạ dày.
  • Lối sống sinh hoạt thụ động, ít tập thể dục cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sản sinh axit dạ dày của bệnh nhân.
  • Khẩu phần ăn quá nhiều muối cũng là yếu tố dễ gây rối loạn tăng tiết axit, khiến cho tình trạng trào ngược axit dạ dày dễ xảy ra. Bên cạnh đó người sử dụng nhiều muối trong chế độ ăn cũng dễ gặp phải các vấn đề về tim mạch, huyết áp.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia các thức uống có cồn cũng như các thực phẩm giàu caffein cũng không tốt cho quá trình sinh axit dạ dày.
  • Một số loại thuốc điều trị cũng có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, nhất là các nhóm thuốc giảm đau, chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, các nhóm thuốc an thần, thuốc điều trị hen suyễn,…

Người mắc trào ngược dạ dày thường có biểu hiện chính là có cảm giác nóng rát ở dạ dày, chướng bụng hoặc khó tiêu axit. Dưới đây là một vài liệu pháp tự nhiên và một số bài thuốc Đông Y giúp bạn khắc phục bớt tình trạng này:

Nhóm bệnh nhân thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị trào ngược axit dạ dày

Nhóm bệnh nhân thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị trào ngược axit dạ dày

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn biện pháp tự điều trị trào ngược axit tại nhà

  • Nha đam

Các đặc tính chống viêm của nha đam có thể làm dịu thực quản bị kích thích và làm giảm các triệu chứng của trào ngược axit. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, các tinh chất trong nha đam có thể làm giảm chứng ợ nóng ở những người mắc bệnh trào ngược axit.

  • Trà gừng

Gừng là một nguồn dược liệu tuyệt vời để giải quyết vấn đề ợ nóng. Được biết đến với khả năng chữa bệnh của nó, gừng có thể làm dịu chứng trào ngược axit. Nó cũng cải thiện hệ thống miễn dịch và tránh nguy cơ mắc các bệnh tim. Bạn có thể chỉ cần nhai gừng tươi hoặc uống một tách trà gừng nóng.

  • Trà bạc hà

Trà bạc hà là một phương thuốc tuyệt vời để điều trị chứng trào ngược axit. Không những thế, trà bạc hà còn làm dịu dạ dày và điều trị tốt tình trạng trên. Nó cũng mang lại hiệu quả giải độc trong cơ thể. Bạn có thể uống một tách trà bạc hà sau bữa ăn.

  • Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su là một biện pháp hiệu quả khác giúp khắc phục chứng trào ngược axit. Khi nhai kẹo cao su, việc sản xuất nước bọt tăng lên và nó cũng kích thích việc nuốt. Theo một số nghiên cứu, nuốt nước bọt giúp đưa axit trở lại dạ dày từ thực quản. Bạn có thể nhai kẹo cao su trong nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau nhanh.

  • Uống đủ nước

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, việc uống nhiều nước vô cùng tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn cũng như ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày. Khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu ợ nóng nào, hãy uống hai, ba ly nước. Uống nước giúp đẩy axit ra khỏi thực quản về lại dạ dày khiến bạn nhẹ nhõm hơn nhiều.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới