Bác sĩ đứng hình trước bé gái bị ngạt nước

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (11 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Không thấy con gái 10 tháng tuổi của mình chơi ở đâu, người bố vội đi tìm và lặng người khi thấy bé ngã úp mặt vào chậu nước trong nhà.

Trẻ bị ngạt nước trong chính ngôi nhà mình

Trẻ bị ngạt nước trong chính ngôi nhà mình

Sau khi phát hiện trẻ trong tình trạng nguy cấp, gia đình đã đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Hóc Môn để kịp thời cứu chữa. Tuy nhiên phải 25 phút sau mới tới được bệnh viện Hóc Môn và được các bác sĩ nhanh chóng hồi sức bằng cách ấn tim, đặt nội khí quản và chuyển lên Nhi Đồng 1. Theo Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ khi vào tới khoa cấp cứu, bé gái có dấu hiệu đồng tử giãn, trụy mạch. Dấu hiệu này chứng tỏ bé bị thiếu oxy não rất nặng nên bệnh nhi được nhanh chóng chuyển lên khoa Hồi sức nhưng cũng không qua khỏi và tử vong 2 ngày sau đó.

Trường hợp tử vong của bé gái trong trường hợp này được xem là vô cùng đang tiếc. Khi thông tin về tình trạng của bé được đăng tải trên các trang mạng xã hội khiến không ít dư luận quan tâm và đây cũng là một trong những bài học mà sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: do bé bị ngạt nước quá lâu, đã qua “thời gian vàng” – sơ cứu trong 4 phút sau khi bé gặp sự cố nên không thể cứu sống được bé gái. Theo bác sĩ Phương, nếu sau 4 phút không được sơ cứu đúng cách sẽ để lại di chứng nặng nề do não thiếu ôxy và quá 10 phút, bé dễ tử vong. Chính vì vậy đối với những trẻ đang chập chững tập đi, các bác sĩ khuyên cha mẹ chú ý cất cẩn thận các chậu nước trong nhà mặc dù trước đó đã có nhiều trường hợp trẻ tử vong do ngạt nước ngay trong nhà nhưng các phụ huynh vẫn tỏ ra thờ ơ.

Cách hồi sức do bị ngạt hiệu quả

Theo bác sĩ chuyên khoa cấp cấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, khi bị ngạt nước, trẻ bị ngưng tim ngưng thở nên cần phải ấn tim như lúc tim còn đập với tần số 100 lần/phút và ấn đúng vị trí, đúng chiều sâu để tránh tai biến. Đồng thời muốn kiểm tra ấn tim có hiệu quả hay không, đồng tình với bác sĩ cấp cấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, bác sĩ Dương Trường Giang (Bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang) cho biết khi ấn tim mình sẽ bắt mạch trung tâm (ở bẹn, ở nách) xem có nẩy hay không, nếu nẩy chứng tỏ có hiệu quả.

Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ bị ngạt

Hướng dẫn cách sơ cứu trẻ bị ngạt

Động tác này các cha mẹ cũng có thể làm được nếu nắm vững kiến thức về sơ cứu khi trẻ bị ngạt nước. Theo chia sẻ, hướng dẫn của bác sĩ Phương, bạn dùng lực bên bên ngoài tác động vào tim thì tim mới tống máu đi nuôi các cơ quan được nhưng nếu ấn quá mạnh, quá sâu dễ gãy xương sườn, còn quá nhẹ lại không hiệu quả. Tiếp đó là bước hà hơi thổi ngạt giúp thông khí tốt cho trẻ bằng cách để trẻ nằm ở vị trí hơi ngửa đầu lên. Với cách đặt vị trí này sẽ giúp khí vào phổi và làm tim đập, có sự trao đổi khí và máu đi nuôi cơ quan. Cùng theo bác sĩ Phương, tùy theo lứa tuổi mà áp dụng cách sơ cứu phù hợp, vì vậy phụ huynh cần tìm hiểu kỹ cách sơ cứu để khi sơ cứu mang lại hiệu quả cao.

Sự việc của bé gái 10 tuổi này mặc dù không phải là trường hợp duy nhất bị ngạt do bị ngã úp mặt vào chậu nước trong nhà, nhưng cũng khiến các bác sĩ phải xót xa khi bé đưa vào quá chậm. Đó cũng là lời cảnh tình cho các bậc cha mẹ lưu ý trong vấn đề nên bảo vệ trẻ như thế nào trong trường hợp trẻ gặp nạn trong chính ngôi nhà của mình. Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tìm hiểu những phương pháp sơ cứu cơ bản để phòng ngừa những trường hợp đáng tiếc như bé gái 10 tháng tuổi trên.

Bích Nhuần – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới