Bác sĩ hướng dẫn mẹ cách nhận biết sốt phát ban và sốt xuất huyết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Sốt là một dấu hiệu rất thường gặp ở trẻ nhỏ, sốt do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cho dù là nguyên nhân nào thì sốt cũng có thể gây hại đến sức khỏe và những biến chứng nguy hiểm cho các bé”.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc sốt phát ban và sốt xuất huyết

Trẻ nhỏ rất dễ mắc sốt phát ban và sốt xuất huyết

Sốt phát ban và sốt xuất huyết khá phổ biến trong mùa hè, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây sốt cao co giật ở trẻ. Bài viết dưới đây cung cấp kiến thức cho các mẹ để các mẹ có thể phân biệt được sốt phát ban và sốt xuất huyết đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu.

Dấu hiệu của bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban thường gặp ở trẻ em có độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Trẻ có thể sốt nhẹ từ  37,5  – 38oC hoặc sốt cao 39 – 40oC tùy vào thể trạng của trẻ cũng như nguyên nhân gây bệnh.

Trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi, trẻ có sức đề kháng kém nhất vì số lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho giảm đi, trong khi cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Sốt phát ban là bệnh rất dễ lây đặc biệt là trong môi trường tập thể nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo… sốt phát ban lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, nguyên nhân do virut sởi, Rubella, Adeno virut, Echo virut, nhóm Enterovirus… khi trẻ bị bệnh ho hoặc hắt hơi… Sốt phát ban do virut sởi và virut gây bệnh Rubella là hai nguyên nhân chính. Bệnh sởi hay còn gọi là bệnh ban đỏ, bệnh Rubella gọi là ban đào.

Dấu hiệu ban đỏ ở trẻ mắc sốt phát ban

Dấu hiệu ban đỏ ở trẻ mắc sốt phát ban

  • Dấu hiệu của bệnh sởi (ban đỏ)

Mới đầu trẻ sốt cao, khi sốt hạ trẻ sẽ xuất hiện biểu hiện của phát ban, lúc đầu các ban đỏ xuất hiện ở vị trí sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan xuống bụng và cuối cùng là lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự nổi trên da.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của ban sởi đó là xuất hiện ban dạng sẩn nổi gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da của trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể có các dấu hiệu kèm theo như: mắt đỏ, sổ mũi, ho. Virut sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, hay gặp nhất là biến chứng viêm phổi và viêm não do virut.

  • Dấu hiệu bệnh Rubella (ban đào)

Ban đào thường xuất hiện ở mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, thời gian mọc ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. Ban do Rubella thường xuất hiện dày đặc và nhạt màu hơn so với ban dạng sởi, trẻ thường kèm theo dấu hiệu sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, thậm chí trẻ còn cảm thấy đau khớp. Virut gây bệnh Rubella không quá nguy hiểm đối với trẻ nhưng có thể gây những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đa số những trường hợp trẻ bị sốt phát ban thường  là những virut lành tính, nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời, trẻ có thể khỏi bệnh sau 5-7 ngày. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy một trong các dấu hiệu sau:  trẻ bị sốt cao liên tục không hạ, thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê; Trẻ bị co giật; Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở.

Xuất huyết dưới da rất hay gặp ở trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết

Xuất huyết dưới da rất hay gặp ở trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh do virut gây ra, dấu hiệu chính và rất dễ nhận thấy ở trẻ chính là sốt và xuất huyết. Điểm khác biệt lớn nhất của sốt xuất huyết với những chứng sốt khác ở trẻ đó là trẻ sốt cao đột ngột, cho dù trước đó thân nhiệt của trẻ hoàn toàn bình thường, trẻ có thể sốt tới 39-400C hoặc cao hơn nữa, trẻ sốt liên tục, liên miên và không có dấu hiệu hạ. Nếu có cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt thì thân nhiệt của trẻ cũng chỉ giảm một một thời gian sau đó lại tăng lên, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chân tay lạnh, ho khan, táo bón hoặc tiêu chảy, đặc biệt là kèm theo dấu hiệu xuất huyết dưới da.

Dấu hiệu xuất huyết dưới da ở trẻ nhỏ thường xuất hiện sau khi bắt đầu sốt một vài ngày. Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur các nốt chấm xuất huyết đỏ dưới da, không biến mất khi ấn vào (đây là dấu hiệu chính để phân biệt với những bệnh nhân xuất hiện nốt đỏ do phát ban khi ấn vào sẽ biến mất)…; trẻ có thể xuất huyết niêm mạc dưới dạng chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu răng, đại tiện ra máu; trẻ nữ ở tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ). Khi có một trong những dấu hiệu này mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ  đến gặp các Bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới