Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nếu bị bỏng sẽ khiến cho bé đau đớn, tổn thương sợ hãi thậm chí có thể nhiễm khuẩn, tàn phế và tử vong… Chính vì vậy khi cha mẹ cần sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng ngay lập tức để giảm hậu quả gây ra của vết bỏng.

Trẻ thường vô ý chạy nhảy dễ bị bỏng
Trẻ thường vô ý chạy nhảy dễ bị bỏng

Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ

Nguyên nhân gây nên bỏng ở trẻ nhỏ là do trẻ thường vô ý chạy nhảy ngã vào nước sôi, những đồ vừa nấu xong, ngã vào bếp lửa, than, vặn bình nóng lạnh gây ra tình trạng bỏng nhiệt, hoặc nghịch lửa làm cháy sém vào quần áo.

Mỗi khi ở trẻ chơi trong nhà thường cho tay vào ổ điện nghịch ngợm khi điện đang chạy, hoặc do dây điện bị hở khiến trẻ vướng phải vì vậy mẹ và bé cần hết sức cẩn thận.

Một số trường hợp ít gặp hơn như: Khi cha mẹ sử dụng axit chưa kịp cất làm trẻ cầm phải và bị bỏng, hoặc bỏng do tia hồng ngoại, laze…

Cha mẹ cần biết cách sơ cấp cứu vết bỏng cho bé
Cha mẹ cần biết cách sơ cấp cứu vết bỏng cho bé

Các mức độ bỏng

Có 3 mức độ bỏng thường gặp phải ở trẻ nhỏ cũng như người lớn: Ở mức độ 1, da trẻ thường bị đỏ sưng nhẹ, vết bỏng lúc này thành màu trắng, vết bỏng sẽ lột đi sau 1 đến 2 ngày, lành trong khoảng 3 đến 6 ngày.

Bỏng mức độ 2 là khi vết bỏng dày hơn, khiến bé bị đau rát thành mụn nước trên da. Lúc này da rất đỏ sưng và loang lổ. Nếu bỏng ở mức độ này phải điều trị khoảng 3 tần mới khỏi.

Bỏng mức độ 3 là khi bị tổn thương tất cả lớp da, da có màu trắng hoặc sém cháy. Vết bỏng khi này thường rất đau bởi dây thần kinh, mô da bị tổn thương và phải mất thời gian dài mới lành.

Tốt nhất khi phát hiện con bị bỏng cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên trước khi đến bệnh viện để tránh gây nguy hiểm cho bé cũng như làm giảm vết bỏng cha mẹ sơ cấp cứu vết bỏng cho bé trước.

Cách sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng
Cách sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng

Cách sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng

Khi bé bị bỏng ở mức độ 1, lúc này các bậc cha mẹ cần ngâm phần bị bỏng của bé vào nước lạnh khoảng 5 phút để làm giảm sưng đau, hạ nhiệt vết bỏng cho bé. Sau đó, thoa vết bỏng cho bé bằng các sản phẩm bảo vệ da, làm lành da như thuốc mỡ kháng sinh, lô hội. Bên cạnh đó bạn có thể quấn vết thương, băng gạt lỏng để bảo vệ vùng da bị bỏng cho bé.

Nếu bé bị bỏng mức độ 2, cách sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng nhanh nhất là phải ngâm vết bỏng của bé vào nước ít nhất 15 phút. Sau đó đắp vải ướt lên vết bỏng khoảng 2 phút, thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vết vỏng. Bạn tiếp tục băng vết bỏng bằng gạc khô và thay băng mỗi ngày (trước khi băng vết bỏng cho bé cha mẹ cần rửa tay thật sạch), rồi dưa bé đi đến bệnh viện.

Nếu trẻ bị bỏng cấp độ 3 cần phải đưa bế đến bệnh viện ngay
Nếu trẻ bị bỏng cấp độ 3 cần phải đưa bế đến bệnh viện ngay

Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở cấp độ 3, không giống như 2 phương pháp trên, không được quấn bất cứ vải vóc nào lên vết bỏng, không nhúng vết bỏng vào nước cũng không bôi thuốc mỡ mà cần phải đưa bế đến bệnh viện ngay lập tức càng sớm càng tốt. Lúc này bạn hãy nâng phần bỏng cao hơn tim, chỉ có thể quấn vết bỏng bằng khăn ướt, mát, sạch.

Lưu ý sơ cấp cứu vết bỏng cho bé

Một số lưu ý khi sơ cấp cứu vết bỏng cho bé, bạn không nên thoa bơ hay dầu lên vết bỏng, không đặt dá trực tiếp lên vết bỏng. Nếu vết bỏng đã kết vảy không làm vỡ chúng tránh gây tổn thương. Nếu bé bị bỏng điện hoặc hóa chất nên tới bệnh viện càng  sớm càng tốt nhất là đối với bỏng điện có thể gây tổn thương nội tạng.

Lỡ không may trẻ bị bỏng hóa chất nên xối thật nhiều nước để rửa cho hóa chất trôi đi, cởi quần áo nếu dính hóa chất. Cũng không được đặt bất cứ thứ gì lên vết thương, cả thuốc mỡ bởi có thể gây phản ứng hóa chất khiến vết bỏng nặng hơn. Chỉ được băng vết bỏng bằng gạc khô và vô trùng.

Thanh Hiên – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới