Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp khi chuyển mùa cho trẻ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thời tiết chuyển mùa trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, để phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau.

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp khi chuyển mùa cho trẻ

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp khi chuyển mùa cho trẻ

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các bệnh về đường hô hấp hay gặp ở trẻ em khi thời tiết chuyển mùa như: viêm VA, viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… Nếu như những bệnh này không được điều trị dứt điểm thì có nguy cơ chuyển thành viêm hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản), đặc biệt là dạng viêm phổi, phế quản cấp tính, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm đường hô hấp.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trẻ bị viêm đường hô hấp có các dấu hiệu như: sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi. Sốt có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 – 40oC, sốt lúc tăng lúc giảm nhưng hầu hết là sốt liên tục, trong một số trường hợp trẻ có thể bị co giật, đặc biệt là với những trẻ dưới 5 tuổi.

Bác sĩ cũng lưu ý, một số trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, đặc biệt là đối với những trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng. Kèm theo sốt là trẻ ho, quấy khó, ngủ kém. Ho đôi khi chỉ thúng thắng nhưng nhiều trường hợp trẻ ho sặc sụa cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra có những trẻ viêm đường hô hấp kèm theo khó thở.

Nếu trẻ chỉ bị viêm hô hấp trên thì có các dấu hiệu như khó thở do nghẹt mũi, còn những trẻ bị viêm hô hấp dưới, khó thở là do phế quản bị phù nề hoặc do phế quản vừa bị phù nề vừa bị co thắt. Biểu hiện của khó thở là tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức hoặc lõm các khe của liên sườn và rối loạn nhịp thở và số lần thở.

Thông thường trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ chỉ kéo dài vài ngày là tự khỏi mà không phải dùng kháng sinh.

Phụ huynh cần lưu ý là khi trẻ bị viêm đường hô hấp, người nhà luôn luôn chăm sóc và theo dõi bệnh tình của trẻ, bệnh có thể diễn biến phức tạp, từ thể nhẹ có thể trở nên nặng trong một quãng thời gian ngắn.

Chăm sóc và điều trị viêm đường hô hấp tại nhà

Theo các bác sĩ tư vấn, những trường hợp trẻ bị nhẹ và không có biến chứng thì cho trẻ ăn uống bình thường, không phải kiêng cữ quá mức, bổ sung nhiều rau xanh, cho trẻ uống nhiều nước hoa quả. Cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống những loại thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol, Efferalgan, Tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.

Nếu như trẻ ho có thể cho trẻ uống thuốc ho dạng thảo dược để làm dịu cơn ho, các thuốc ho dạng khác cần sự chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn… Cần cho trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như: sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…

Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi chuyển mùa

Các thầy thuốc tư vấn, để phòng ngừa viêm đường hô hấp cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ; người lớn tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
  • Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường.
  • Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh, có thể thổi vào người trẻ khiến bị ho, viêm họng.
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những ngày thời tiết chuyển mùa, tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô.
  • Người tiếp xúc với bé cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.

Trong trường hợp thấy trẻ có các triệu chứng về hô hấp, nên khai thông đường hô hấp trên, làm sạch chất nhầy trong mũi và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt phun sương trực tiếp nước biển sâu có chứa khuynh diệp, bạc hà vào mũi họng và không quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.

Những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật như: nấm, lòng đỏ trứng, dưa hấu, sữa chua, rau xanh, khoai lang…

Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới