Bác sĩ và những nỗi sợ “không tên”

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Có lẽ không cái nghề nào lại nhiều cái sợ như nghề Y, nỗi sợ không đến từ công việc mà đa phần được đến từ sự ưu ái của xã hội ban tặng.

Bác sĩ và những nỗi sợ “không tên”

Sợ tiền

Trên đời này ai đi làm đi làm vì tiền, đâm chém giết nhau vì tiền, ganh ghét nhau cũng vì tiền mà ra, ấy thế mà những người làm nghề Y họ lại sợ tiền đến thế, nghe họ nói mới biết họ sợ tiền của bệnh nhân. Bệnh nhân cứ rỉ tai nhau vào viện phải có “Bác Hồ” đi trước thì mọi chuyện mới suôn sẻ, nên vì thế khi bác sĩ khám xong họ phải sống chết dúi tiền vào tay vào túi áo bác sĩ. Rồi họ bắt bác sĩ nhận, rồi cũng chính họ thêu dệt lên cái chuyện cứ vào viện là phảo có tiền đi trước. Nhưng mọi người đâu có hiểu rằng bác sĩ họ sợ những đồng tiền ấy lắm vì nó làm ảnh hưởng đến danh dự, phẩm chất của người bác sĩ đã gây dựng cả đời.

Sợ bị đền

Cùng loại với nỗi sợ này là sợ bị đền. Bệnh nhân trốn viện không thanh toán viện phí bác sĩ, nhân viên phụ trách ca đấy sẽ phải đền. Bảo hiểm y tế xuất toán bác sĩ cũng đền. Sự cố y khoa đền. Bệnh nhân khiếu kiện đền. Gần đây còn có loại đền đặc biệt, cứ mỗi khi bệnh nhân có vẻ chuẩn bị khiếu kiện đền luôn. Đồng lương của những người làm bác sĩ, làm thầy thuốc tư vấn, nhân viên y tế… vốn đã không dư dả nay bị cái “ Đền” vận vào người thì biết sống sao.

Sợ bị đánh

Một nỗi sợ nữa là sợ bị đánh, bị đâm, nhất là khi cấp cứu hoặc chữa bệnh nặng, khi người nhà hoặc bệnh nhân lớn tiếng, khi không vừa ý là họ thượng cẳng chân hạ cẳng tay đánh bác sĩ, đập phá cơ ở vật chất, cho thoả mãn .

Đơn giản chỉ là khi bệnh nhân đánh, đâm bác sĩ, thì đấy là họ bị bức xúc, hoặc do trạng thái bệnh lý học. Còn bác sĩ mà đánh trả thì bị gọi ngay là loại vô lương tâm, vi phạm y đức. Vì thế nhiều bác sĩ tự bảo vệ mình bằng cách đi học thêm lớp võ để phòng, vì khi bị đánh hơn ai hết mình là người thiệt thòi.

Nỗi sợ khiến họ sợ cái nghề mình đang làm

Sợ bệnh nhân bắt đền bác sĩ

Bác sĩ sợ nhất những ca bệnh mà bệnh nhân tự chữa, tới khi “đường cùng” mới vào bệnh viện đòi bác sĩ phải chữa cho khỏi, nếu không khỏi thì sẽ bị quy chụp thiếu chuyên môn, không có tay nghề. Bác sĩ sợ những người bệnh như vậy lắm. Giải thích thì họ không nghe, cứ nhất quyết phải chẩn bệnh giống như họ nghĩ thì họ mới chịu. Cho toa thuốc thì không chịu uống, hoặc uống một nửa, lúc nào thích thì uống. Tới khi bệnh nặng, chữa không giảm hay nặng thêm, thì lại quay ra chê bai bác sĩ, hoặc cho là bác sĩ vô lương tâm, không chịu chữa.

Sợ lây bệnh

Bác sĩ họ cũng chỉ là người bình thường mà thôi, họ cũng sợ lây bệnh, sợ sức khỏe bị giảm sút, nhưng vì bệnh nhân, các bác sĩ có thể vượt qua nỗi sợ hãi.
Họ chỉ sợ khi không được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ, áp dụng đúng  các qui trình chuyên môn để phòng tránh lây nhiễm cho bác sĩ và những nhân viên y tế khác.

Các bác sĩ còn phải chịu đựng nhiều nỗi sợ khác, không thể kể hết được. Với bấy nhiêu nỗi sợ, có vẻ như cuộc sống của các bác sĩ luôn chìm ngập trong sợ hãi.Chính vì vậy, có một thực tế là nhiều bác sĩ khuyên con cái mình thôi đừng học y khoa, đừng làm bác sĩ trong nền Y tế Việt Nam hãy làm một công việc bình thường để không phải sợ.

Nguồn:Văn bằng 2 Cao đẳng Dược

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới