Bác sĩ YHCT chia sẻ công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá trầu không

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trầu không được biết đến với nhiều tên gọi như trầu cay, trầu lương, phù lưu đằng, Lá trầu là dược liệu hữu ích chữa cảm mạo, hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy hơi và nhiều chứng bệnh khác,…

Bác sĩ YHCT chia sẻ công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá trầu không

Bác sĩ YHCT chia sẻ công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá trầu không

Công dụng tuyệt vời của lá trầu không

Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trầu không còn được biết đến với nhiều tên gọi như phù lưu đằng, lâu diệp, trầu cay, trầu lương, … là loài dây leo bám, cành hình trụ nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở những mấu. Lá trầu mọc so le, hình tim tròn, gốc đôi khi hơi lệch, đầu nhọn, dài từ 10 đến 13cm, rộng từ 4.5 đến 9cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, gân nổi rất rõ ở mặt dưới; cuống lá có bẹ kéo dài.

Trong Đông y, trầu không có vị cay nồng, vào các kinh: phế, tỳ, mùi thơm hắc, tính ấm, vị có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng. Phương thức là sắc uống với liều dùng từ 8 đến 16g một ngày. Khi dùng ngoài, có thể lấy lá trầu không tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa. Trầu không được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, đau bụng đầy hơi, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt, viêm quanh răng, viêm tai và viêm họng.

trầu không còn được biết đến với nhiều tên gọi như phù lưu đằng, lâu diệp, trầu cay, trầu lương

Trầu không còn được biết đến với nhiều tên gọi như phù lưu đằng, lâu diệp,…

Một số bài thuốc có trầu không trong y học dân gian

Bác sĩ YHCT Nguyễn Hữu Định giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp một số bài thuốc trị bệnh từ lá trầu không:

  • Chữa cảm mạo: Lá trầu không đánh gió, xát ở xương sống từ trên xuống dưới.
  • Chữa vết thương (2 bài thuốc): Lá trầu không, lá thanh táo, lá cỏ răng cưa lượng bằng nhau, giã nát rồi đắp hoặc sử dụng lá trầu không tươi (40g) rửa sạch, đun với 2 lít nước sôi trong từ 15 đến 20 phút. Để nguội, gạn lấy nước trong, cho phèn phi (8g) vào đánh tan rồi rửa.
  • Chữa bỏng: Lá trầu không phơi khô, tán bột, chiết xuất bằng phương pháp ngấm kiệt, cô thành cao đặc rồi pha chế với vaselin thành thuốc mỡ 1% bôi hàng ngày.
  • Chữa mụn nhọt: Lá trầu không, hoa dâm bụt, lá thồm lồm, lượng đều bằng nhau, giã nát rồi đắp.
  • Chữa tiểu rắt: Rễ cau, Rễ trầu không (hoặc thân, lá), mỗi vị l0g. Sắc uống ngày một thang, dùng vài ngày đến khi khỏi.
  • Chữa viêm chân răng có mủ: Lá trầu không nấu cao bôi.
  • Chữa sai khớp, bong gân: Để thực hiện bài thuốc Nam này, bệnh nhân sử dụng nghệ già 20g, lá trầu không 12g; lá cúc tần 12g, lá xạ can 12g. Giã nát, trộn với một ít giấm, bọc gạc đắp lên chỗ sưng đau, từ 2 đến 3 ngày thay băng một lần.
  • Chữa vết thương, bỏng: Hành tỏi bỏ vỏ, cùng với trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho nửa lít nước nấu kỹ, lọc từ 2 đến 3 lần, cô còn khoảng 300ml. Lá trầu không tươi, hành tươi, tỏi tươi, mỗi vị 300g; lá ớt tươi 200g, mật lợn 1 lít. Cho vào 1 kg đường đun thành cao lỏng rồi cho mật lợn vào canh kỹ, đựng vào lọ kín. Ngày bôi một lần.
  • Thuốc xoa bóp (đánh gió) chống say nắng: Lá trầu già 5 lá, tóc rối 15g, dầu hỏa (loại dầu trắng trong) 5ml. Giã nát lá trầu, trộn với dầu hỏa, tóc rối, gói vào vải mềm. Xát lên người theo chiều dọc cơ thể từ trên xuống, chủ yếu là phần ngực bụng và thăn lưng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc đã hiểu hơn về cách sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới