Bại não ở trẻ căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà không phải ai cũng biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bại não là tổn thương một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển vận động, gây rối loạn vận động và tư thế. Biểu hiện bệnh từ nhẹ tới nặng, gồm cả những dạng tê liệt.

Bệnh bại não ở trẻ em rất nguy hiểm
Bệnh bại não ở trẻ em rất nguy hiểm

Bệnh bại não là một căn bệnh nguy hiểm và có ảnh hưởng rất lâu dài đến trẻ em. Bệnh khiến cho trẻ không thể phát triển như những người bình thường. Đôi khi, có những biểu hiện bệnh sớm nhưng vì nhiều phụ huynh không để ý khiến cho bệnh nặng thêm. Vì vậy, việc phát hiện và phòng ngừa bệnh bại não ở trẻ em từ lúc đầu vì việc cần thiết cho các bậc cha mẹ.

Nguyên nhân bệnh bại não ở trẻ em

  • Mẹ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai như Rubella, bệnh do vi-rút cự bào, có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này. Mẹ lợi dụng các loại hóa chất trong thời gian mang thai.
  • Thiếu Oxy não bào thai, xảy ra trong trường hợp nhau thai bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, có thể làm giảm lượng Oxy cung cấp cho bào thai.
  • Trẻ sinh non nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh bại não nhiều hơn những trẻ sinh đủ tháng gấp 30 lần.
  • Biến chứng trong quá trình chuyển dạ làm cho trẻ sơ sinh bị ngạt là nguyên nhân gây ra khoảng 10% các trường hợp bại não.
  • Bất đồng nhóm máu Rh giữa người mẹ và bào thai có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não.
  • Có một số trẻ bị bại não mắc phải sau khi sinh, do tổn thương não bộ xảy ra trong 2 năm đầu. Nguyên nhân phổ biến nhất của các tổn thương này là: nhiễm khuẩn não và chấn thương vùng đầu.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh bại não

Ở trẻ sơ sinh, bệnh hầu như không thể phát hiện vì biểu hiện quá ít. Do đó, bạn nên đưa con đến bệnh viện khám sức khỏe thường xuyên để phòng tránh khả năng mắc bệnh.

Đối với những trẻ lớn hơn, những biểu hiện và biến chứng của bệnh như sau:

  • Không có khả năng tự di chuyển, chăm sóc cơ thể.
  • Khiếm khuyết về các giác quan như: giảm thị lực, thính lực, khả năng nhận biết, học chậm,…
  • Có thể bị động kinh và các vấn đề liên quan đến thần kinh.
  • Bắp thịt mềm nhũn, không đi đứng được ngay ngắn.
  • Có các động tác co gập, duỗi cứng các cơ một cách bất thường.
Nên đưa trẻ đi khám định kỳ
Nên đưa trẻ đi khám định kỳ

Điều trị bệnh bại não ở trẻ em

Việc điều trị và chăm sóc trẻ bại não đòi hỏi phải có một nhóm các chuyên gia gồm các bác sĩ nhi khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, mắt, các chuyên gia về ngôn ngữ, những người hoạt động xã hội và các nhà tâm lý học.

  • Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: đây là liệu pháp cần sự kiên trì tuyệt đối của gia đình. Bình thường, sau khi luyện tập thì khoảng 20%, 60% phát triển được khả năng tự chăm sóc mình.
  • Phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh trong trường hợp tình trạng co rút cơ quá nặng. Đối với trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng, cần phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng chi phối hoạt động chỉ có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cải thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi. Phẫu thuật này thường tiến hành khi trẻ được 2- 6 tuổi.
  • Dùng thuốc làm giảm bớt mức độ co cứng của cơ và làm giảm các cử động bất thường.

Phòng ngừa bệnh bại não như thế nào?

Bệnh bại não là căn bệnh trẻ em khiến nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ lo lắng. Nhưng nếu bố mẹ biết cách phòng ngừa từ trước khi mang thai và cả trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì con bạn sẽ ít có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Con sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh bại não nếu bố mẹ biết cách phòng ngừa.

Khi bé còn nhỏ cần tránh những việc có thể làm tổn thương não của bé. Không lắc khi bé còn sơ sinh, vì điều này có thể dẫn đến hội chứng tổn thương não.

Ngộ độc chì cũng có thể gây ra tổn thương cho não, vì vậy mẹ cần lưu ý khi lựa chọn đồ chơi cho bé; các lớp sơn tường cũ kỹ bị bong tróc hoặc các lon đồ hộp không đảm bảo cũng có thể có chì trong đó…

Tiêm chủng đúng thời hạn – việc này giúp bảo vệ bé khỏi những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng mà trong số đó có những loại bệnh có thể gây ra tổn thương não và có thể dẫn đến bại não. Không để bé tiếp xúc gần với những người mà mẹ nghi ngờ mắc một số bệnh nguy hiểm có thể lây lan, chẳng hạn như viêm màng não do vi-rút.

Tuy nhiên, ngay cả khi bé được chẩn đoán không bị bệnh bại não, mẹ cũng nên chú ý đến những cột mốc phát triển quan trọng của bé để phát hiện xem có bất kì dấu hiệu bất thường nào hay không nhé!

Thu Hằng –  Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới