Bạn có đang mắc các triệu chứng của bệnh trầm cảm ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Triệu chứng của bệnh trầm cảm rất khó phát hiện, khiến chúng ta chủ quan về sức khỏe, tinh thần của mình. Tuy nhiên những hậu quả của căn bệnh này gây ra vô cùng nguy hiểm.  Làm thế nào để phân biệt được triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh trầm cảm – căn bệnh giết người lặng lẽ

Bệnh trầm cảm được coi là bệnh lý học rối loạn cảm xúc, xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là  phụ nữ.

Đây được coi là căn bệnh “giết người lặng lẽ” bởi tần suất cao nhất xảy ra ở độ tuổi 18 – 45. Triệu chứng của bệnh trầm cảm xuất phát từ biểu hiện đơn giản như trạng thái buồn chán, ăn không ngon miệng… đến cảm giác u uất và ý nghĩ muốn tự sát. Chính người bị bệnh và những người xung quanh không phát hiện được giai đoạn đầu, thậm chí không biết mình đang bị bệnh.

Tỷ lệ bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao hơn đàn ông
Tỷ lệ bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao hơn đàn ông

Theo công bố của Tổ chức y tế Thế giới, mỗi năm bệnh trầm cảm cướp đi sinh mạng của 850.000 người trên toàn thế giới. Tỉ lệ mắc bệnh tăng mạnh tại những nước đang phát triển, nơi áp lực công việc cuộc sống ngày một nặng nề.

6 triệu chứng cơ bản của bệnh trầm cảm

Những triệu chứng của bệnh trầm cảm biểu hiện như sau:

  •  Khí sắc giảm

Biểu hiện chung nhất của những bệnh nhân trầm cảm là khí sắc buồn, khuôn mặt luôn ủ rũ, không bộc lộ cảm xúc với những gì diễn ra xung quanh. Bệnh lý học âm thầm này khiến người bệnh mất hi vọng trong cuộc sống.

Riêng với trẻ vị thành niên,  trầm cảm không biểu lộ khí sắc buồn mà biểu hiện qua tính khí bất thường, dễ cáu gắt, không tập trung.

  • Không có cảm giác ngon miệng

Ăn uống là một gánh nặng với người mắc bệnh  này. Đa số đều không thấy ngon miệng trong việc ăn uống và chỉ thực hiện nhu cầu cơ bản này như một  nghĩa vụ.

Ủ rũ, buồn chán là triệu chứng của bệnh trầm cảm
Ủ rũ, buồn chán là triệu chứng của bệnh trầm cảm
  • Mất ngủ

Sự xáo trộn trong giấc ngủ và thời gian ngủ xảy ra thường xuyên với người bệnh trầm cảm. Họ thường thức vào ban đêm và ngủ ban ngày. Mất ngủ diễn ra thường xuyên làm cơ thể mệt mỏi và kiệt sức.

  • Vô cảm với mọi hoạt động

Người bị trầm cảm luôn cảm thấy vô cảm, không hứng thú với mọi hoạt động. Trong đó có cả giao tiếp, xu hướng thu mình, sống khép kín và chán cả những sở thích vốn có của mình, bao gồm cả ham muốn tình dục.

  • Luôn có cảm giác tội lỗi, vô dụng

Bệnh nhân trầm cảm luôn cảm thấy như cả thế giới đang bỏ mặc mình, không cảm nhận được sự tình cảm của mọi người xung quanh. Luôn dằn vặt bản thân bởi suy nghĩ mình vô dụng.

Sự bất trí trong suy nghĩ dẫn đến bất lực trong hành động, khiến người bệnh thực hiện nhiều hành động mất kiểm soát.

Áp lực công việc có thể dẫn đến bệnh trầm cảm
Áp lực công việc có thể dẫn đến bệnh trầm cảm
  •  Không tập trung

Không thể tập trung ngay cả những việc đơn giản như quyết định làm một việc gì đó. Khuôn mặt người có triệu chứng của bệnh  trầm cảm nhưng bất thần, vô định, không quyết định được ý thức của mình.

  •  Ý nghĩ muốn tự sát.

Đây là nguyên nhân chính khiến trầm cảm được coi là căn bệnh giết người âm thầm nguy hiểm nhất. Người bệnh trầm cảm nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến sự u uất trong thời gian dài và tìm đến cái chết như một cách giải thoát cho mình.

Các thể bệnh lâm sàng của bệnh trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân của bệnh trầm cảm mà chúng ta dễ gặp phải. Bất kể độ tuổi, giới tính nào đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên khác người lớn
Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên khác người lớn

Đa số bệnh nhân và những người xung quanh không hề biết mình đang có những triệu chứng của bệnh trầm cảm, đặc biệt ở những giai đoạn đầu. Những thể bệnh lâm sàng được phân  như sau:

  • Trầm cảm che giấu:  Thông thường rất khó để nhận biết được thể bệnh này mà phải thông qua các xét nghiệm y tế như xét nghiệm ống tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, tim mạch…. Đây được coi là thể bệnh âm thầm nhất và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất.
  • Trầm cảm có loạn thần: Thể trầm cảm này xuất hiện ở những đối tượng mắc trầm cảm nặng, có thể gây ra hoang tưởng và ảo giác, dẫn đến nhiều hành vi mất kiểm soát.
  • Trầm cảm ở người cao tuổi: Ở những người già thường có biểu hiện mất trí nhớ, nhầm lẫn và mất ý thức, trầm cảm người cao tuổi hay còn được gọi là mất trí giả.
  • Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: Khác với người lớn thường ủ rũ hay người già bị mất trí, trầm cảm tuổi vị thành niên gây ra các biểu hiện dễ bị kích động, cáu giận, không kiềm chế cảm xúc. Đây cũng là những biểu hiện thường có ở độ tuổi này vì vậy khó phát hiện bệnh, dẫn đến những trường hợp tự tử, tự sát sau thời gian ủ bệnh không được phát hiện kịp thời.

Bệnh trầm cảm xuất phát từ những biểu hiện đơn giản nhất nhưng hậu quả với người bệnh lại vô cùng nặng nề.

Có một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh, giữ tinh thần lạc quan, thì việc đi khám bệnh định kì là việc rất cần thiết để chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình và những xung quanh.

Hoàng Thu – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới