Báo động di chứng nặng nề khi bị đột quỵ não

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (10 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Số lượng người mắc bệnh đột quỵ mang những di chứng nặng nề đang ngày càng gia tăng báo động tình trạng sức khỏe người bệnh không chỉ cần nâng cao sức khỏe mà ngành Y tế cũng cần vào cuộc tích cực để hạn chế tình trạng gia tăng mức độ mang di chứng khi bị đột quỵ.

Cảnh báo dấu hiệu mang di chứng khi bị đột quỵ não

Cảnh báo dấu hiệu mang di chứng khi bị đột quỵ não

Cảnh báo dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ não còn được gọi với tên tai biến mạch máu não thường mắc ở người già và là nhóm bệnh gây tử vong và tàn tật lớn đối với người bệnh. Hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, ở cả nam và nữ với dấu hiệu ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Những con số chỉ ra mức độ tuổi dưới 30 bị đột quỵ não không chỉ khiến ngành Y tế nói chung bàng hoàng mà các giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng hoang mang trước con số báo động đó. Ngoài trường hợp do sự trẻ hóa, dị dạng mạch não còn do mắc các bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…

Theo thống kê tại Việt Nam, số người bị tàn tật vì đột quỵ đang xu hướng tăng mạnh với nhiều di chứng nặng nề mặc dù số bệnh nhân tử vong do đột quỵ ngày càng giảm. Trong số những trường hợp được cứu sống, chỉ có 20-25% hồi phục hoàn toàn, 50% phụ thuộc một phần và 25% còn lại hoàn toàn phụ thuộc người khác. Như vậy con số phục hồi hoàn toàn do bị đột quỵ não còn khá khiêm tốn trong khi những biến chứng ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Vì vậy để tránh những trường hợp xấu xảy ra, các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ không chỉ can thiệp kịp thời trong việc cứu sống người bệnh mà phải phục hồi chức năng. Đây cũng là những chia sẻ bên lề của tiến sĩ Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai hội nghị khoa học phục hồi chức năng toàn quốc diễn ra tại Hà Nội diễn ra mới đây.

Nâng cao phục hồi chức năng trong quá trình điều trị đột quỵ não

Nâng cao phục hồi chức năng trong quá trình điều trị đột quỵ não

Phục hồi chức năng tiêu trừ bệnh đột quỵ não

Phục hồi chức năng trong quá trình điều trị bệnh đột quỵ não là yếu tố cần thiết giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh để trở về với cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, Tổ chức Đột quỵ Thế giới khuyến cáo những liệu pháp phục hồi chức năng cần được tiến hành một cách bài bản và có thể bắt đầu từ 24 giờ sau khi đột quỵ khởi phát. Theo một bác sĩ từng học liên thông Cao đẳng Điều Dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, quá trình phục hồi vận động diễn ra phần lớn trong 3-6 tháng đầu và có thể tiếp tục đến 2 năm hoặc lâu hơn nữa nên bệnh nhân đừng mất hy vọng nếu bị liệt vận động nặng. Đồng quan điểm với các bác sĩ, theo Tiến sĩ Khanh, hiệu quả của việc điều trị phục hồi chức năng tùy thuộc nhiều yếu tố như độ tuổi, vị trí và mức độ. Nếu ở vị trí không quan trọng, bệnh nhân bị xuất huyết não sau 2 năm phục hồi có thể đi xe đạp và hoạt động bình thường nhưng bệnh nhâ cần được phục hồi chức năng sớm và liên tục.

Với mục tiêu giúp bệnh nhân đột quỵ sớm trở về cuộc sống hằng ngày, chương trình đào tạo chuyên sâu cho các bác sĩ trong nước về phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ do Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam phối hợp với Áo được đưa ra với nội dung đào tạo gồm cách nhận biết, phòng ngừa, điều trị và các bài tập phục hồi chức năng cơ bản. Tại chương trình đào tạo này, các bác sĩ được đào tạo tại các Trung tâm Phục hồi chức năng hàng đầu của Áo và sau khi về nước sẽ tiến hành các lớp đào tạo bác sĩ phục hồi chức năng và kỹ thuật viên bệnh viện các tuyến và cả người chăm sóc bệnh nhân trên cả nước.

Như vậy, Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc đầu tư, nâng cao chất lượng y tế nói chung và tích cực hỗ trợ điều trị người bị đột quỵ não nói riêng trong việc giảm mức thấp nhất di chứng do bệnh mang lại. Đồng thời, nâng cao con số phục hồi hoàn toàn sau quá trình chữa trị. Mặc dù hiện con số bị đột quỵ não mang di chứng nặng nề nhưng với những việc làm tích cực của Tổng hội Y học Việt Nam và Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, ngành Y tế của Việt Nam sẽ có những thông tin tích cực trong thời gian sớm nhất.

Bích Nhuần – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới