Bạo hành Y tế đã đến lúc cần lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho người thầy thuốc

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Gần đây nhất là vụ bạo hành bác sĩ, điều dưỡng viên bởi một giám đốc công ty xây dựng ở Nghệ An. Tại sao một người có vị thế, có chức tước cao trong xã hội lại có thể hành hung bác sĩ không lí do như vậy?

Bạo hành Y tế không chỉ xảy ra ở bệnh viện công

Lại một vụ việc hành hung cán bộ nhân viên y tế vừa xảy ra. Khi bệnh nhận bị tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện 115 Nghệ An (bệnh viện tư). Trong quá trình tiếp nhận xử lý và sơ cứu cho bệnh nhân các bác sĩ, điều dưỡng đã bị một người đang ông đánh vào mặt liên tục. Thậm chí khi mọi người cố né tránh chạy vào phòng trực thì người đàn ông này vẫn tiếp tục đi vào và hành hung bác sĩ.

Đã đến lúc cần lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho người thầy thuốc

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, tinh thần ổn định, mặt bị phù nề, bác sĩ phát hiện xương gò má bị vỡ đã có chỉ định cho đi chụp phim. Vậy mà vị giám đốc này không hề có một câu cám ơn bác sĩ hỏi han về tình trạng bệnh nhân mà thẳng tay đánh người và buông những lời lẽ khó nghe, trách móc bác sĩ tại sao không cho đi chụp phim trong khi bệnh nhân đưa vào cấp cứu đã lâu. Đáng buồn thay một người có địa vị, có nhận thức cao, ăn mặc lịch sự lại có cách hành xử thiếu tôn trọng với nhân viên y tế như vậy.

Bạo hành y tế không chỉ xảy ra ở bệnh viện công mà sự việc xảy ra ở bệnh viên tư nhân nơi có phương châm làm việc nhanh nhất, đảm bảo an toàn chất lượng dịch vụ cao nhất cho người bệnh, nói không với phong bì.

Chị Thu Huyền đang theo học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Nếu như vụ việc này xảy ở bệnh viện công hẳn sẽ có rất nhiều người sẽ nhảy vào nói đại loại như: Không có lửa làm sao có khói, chắc bác sĩ đòi “phong bì” nên mới bị như vậy… nhưng đây là bệnh viện tư nơi đáp ứng dịch vụ chữa bệnh nhanh nhất cho mọi người. Khi xảy ra sự việc bác sĩ cũng như điều dưỡng viên không hề phản kháng chống trả họ né tránh để bảo vệ bản thân mình. Vì sao? Bởi vì nguyên tắc nghề nghiệp không cho phép họ chống trả lại người khác, thậm chí cũng không có một điều luật, chế tài nào bảo vệ quyền lợi của họ.

Đã đến lúc cần lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người thầy thuốc

Anh Vũ Minh cực sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hiện đang làm điều dưỡng viên tại một bệnh viện Hà Nội chia sẻ: Chúng tôi những người ngày đêm chỉ chăm lo cứu tính mạng người khác trong khi tính mạng của mình luôn trong tình trạng bị đe dọa bất cứ lúc nào cũng có thể bị người khác hành hung, chửi bới với những lời lẽ khó nghe nhất. Thậm chí có giải thích cũng chẳng ai nghe bởi trong cơn nóng giận họ không làm chủ được bản thân mình. Khi những vụ bạo hành y tế xảy ra rồi không một cơ quan nào lên tiếng bảo vệ cho tính mạng của những người thầy thuốc để vụ việc đi vào im lặng hoặc bị xử phạt như đa số các vụ bạo hành nhân viên y tế khác.

Không chỉ vậy các giám đốc bệnh viện còn cố gắng giấu nhẹm mọi sự việc để không lan truyền rộng thêm. Bởi vì bệnh nhân, viện phí chính là nguồn sống của bệnh viện. Chính sự im lặng đến đáng sợ này khiến cho cái ác, cái xấu lan truyền như bệnh dịch. Người bệnh sẽ nghĩ rằng mình có thể hành hung khi người thầy thuốc không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của mình.

Bạn Minh Vân đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Phải chăng cán bộ nhân viên y tế quá yếu ớt không có tiếng nói trong xã hội thậm chí thỏa hiệp, im lặng với những cái xấu cái ác trong nghề của mình để mọi việc yên bình trở lại. Đã đến lúc dư luận xã hội cần có cái nhìn công bằng hơn với những người thầy thuốc. Đồng thời xây dựng điều luật, chế tài bảo vệ quyền lợi của cán bộ nhân viên y tế, cả xã hội cùng chung tay chống bạo hành y tế mới có thể xóa bỏ tình trạng hành hung bác sĩ cũng như góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới