Bật khóc vì Bảo hiểm y tế đột ngột dừng chi trả nhiều thuốc

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thuốc Mycophenolate mofetil, Tacrolimus và một số loại thuốc tương tự là loại thuốc được quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán 80% trước đó nhưng hiện tại không chỉ Bệnh viện Nhi Đồng 1 mà nhiều bệnh viện khác không được Bảo hiểm y tế thanh toán.

nguoi-benh-tu-tra-tien-thuoc

Bảo hiểm y tế đột ngột dừng chi trả nhiều thuốc

Con bệnh phải tự thanh toán

Nhiều người bệnh và người nhà có con là bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện bật khóc khi bệnh viện đưa ra thông báo của Bảo hiểm y tế về việc Bảo hiểm không thanh toán các loại thuốc tương tự như Tacrolimus và Mycophenolate mofetil. Thông báo này như một gáo nước lạnh dập tắt hi vọng được điều trị của nhiều người bệnh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải phụ thuộc vào Bảo hiểm y tế. Khi thông tin này được đưa ra đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận, đặc biệt là những người liên quan đến ngành Y như cán bộ nhân viên, sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Tại một phòng bệnh, chị Nguyễn Thị Xuân Nương (Tiền Giang) bật khóc khi bệnh viện đưa ra thông báo. Con chị là cháu Nguyễn Thị Kiều Xuân (10 tuổi) bị bệnh lupus ban đỏ đã thương tổn đến thận và máu. Mỗi tháng một lần, chị đưa cháu Kiều đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám, được các Kỹ thuật viên xét nghiệm kiểm tra và lãnh thuốc về uống nhưng hôm nay đến khám thì được thông báo con chị phải tự thanh toán khi sử dụng làm chị Nương hoang mang khi gia đình thuộc diện khó khăn. Ôm cháu Kiều mà nước mắt chị rơi khi mỗi ngày cháu Kiều phải 5 viên Mycophenolate mofetil hết 140.000 đồng, mỗi tháng nếu như trước đây chị chỉ đóng hơn 800.000 đồng cho tiền thuốc thì nay nếu không được Bảo hiểm hỗ trợ thì con số này đối với chị không thể chi trả được.

Cũng có con bị bệnh như chị Nương, con của chị Nguyễn Thị Kim Phương (Q.Bình Tân, TP.HCM) hàng ngày phải uống 8 viên Tacrolimus (54.000 đồng/viên) và 6 viên Mycophenolate mofetil (28.000 đồng/viên) do bị hội chứng thận hư. Khi đưa con đến khám, chị ngỡ ngàng trước thông tin phải tự trả tiền thuốc “tôi kiếm đâu ra mỗi tháng 18 triệu đồng mua thuốc cho con…” – chị Phương nức nở.

Nguy cơ bệnh nặng thêm nếu không có thuốc

Theo nhiều thông tin, Bệnh viện Nhi Đồng 1 hiện đang theo dõi điều trị khoảng hàng trăm bệnh nhi bị lupus ban đỏ, trong đó có 80% cần điều trị hai thuốc thuốc Mycophenolate mofetil và Tacrolimus. Đặc biệt, bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng đang theo dõi điều trị một số lượng lớn bệnh nhi bị hội chứng thận hư, trong đó có khoảng rất nhiều bệnh nhi cần sự kết hợp của hai loại thuốc trên.

bao-hiem-y-te-khong-chi-tra-nhieu-thuoc

Nhiều bệnh nhân không có thuốc chữa bệnh

Theo một bác sĩ chuyên khoa, do nhiều bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ, hội chứng thận hư khi đã kháng thuốc Prednisolon nên nếu không được kịp thời điều trị bằng thuốc Tacrolimus hay Mycophenolate mofetil có thể sẽ khiến người bệnh gặp nguy hiểm như suy thận, suy giảm hoạt động của các cơ quan khác hay thậm chí là tử vong. Cũng theo các bác sĩ một bé bị hội chứng thận hư, bị lupus ban đỏ tùy theo cân nặng mà bệnh nhi sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc nói trên với chi phí trung bình 3-6 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp bệnh nặng thì tiền thuốc sẽ cao hơn ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị của các bệnh nhân khi không có BHYT chi trả

Theo quy định của thông tư 40/2014/BYT của Bộ Y tế có điều khoản quy định: “Quỹ BHYT không thanh toán đối với trường hợp: sử dụng thuốc không phù hợp với chỉ định đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được duyệt”. Việc đưa ra quy định này nhằm ngăn bác sĩ dùng thuốc quá tay nhưng theo nhiều bác sĩ thì Bộ Y tế cần phải tìm hiểu thực trạng điều trị. Đồng thời, các bác sĩ cho rằng việc kê đơn không thể phụ thuộc hoàn toàn vào hướng dẫn của nhà sản xuất mà phải theo phác đồ của Bộ Y tế, hội đồng khoa học, kinh nghiệm của bác sĩ, tùy đáp ứng của mỗi bệnh nhân,…Theo các chuyên gia ngành Dược, nếu mỗi năm bảo hiểm y tế lại dừng thanh toán một vài loại thuốc sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị của các bác sĩ và người bệnh. Vì vậy theo nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam, trong trường hợp bảo hiểm không thanh toán loại thuốc nào thì nên thực hiện ngay từ đầu, tránh dừng đột ngột khiến người bệnh nghèo từ xa lên thành phố chữa bệnh không biết xoay sở như thế nào.

Do đó, nhiều bệnh viện kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi thông tư 40, đồng thời đề nghị Bảo hiểm xã hội TP thanh toán BHYT đối với các loại thuốc mà chỉ định đã được ghi rõ trong các “Hướng dẫn điều trị chuẩn” trên thế giới, phác đồ điều trị của bệnh viện để tránh tình trạng bác sĩ thấp thỏm khi các loại thuốc bị dừng thanh toán, người bệnh khng có tiền mua thuốc ảnh hưởng đến việc điều trị.

Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới