Bệnh nấm da và những điều bạn nên biết

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Bệnh nấm da là một bệnh lí ngoài da dễ gặp ở vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Bệnh nấm da khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ nên gây tâm lí thiếu tự tin, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

 

Bệnh nấm da và những điều bạn nên biết

Điều kiện thuận lợi nào dẫn đến dễ mắc bệnh nấm da?

Theo thầy Phạm Văn Hữu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì một số điều kiện thuận lợi sau dễ dẫn đến mặc bệnh:

+ Môi trường pH từ 6,9-7,2 tạo điều kiện cho nấm phát triển do đó người ta hay bị bệnh nấm ở da ở nếp kẽ.

+ Da bị rối loạn cấu tạo lớp sừng, xây sát, da khô.

+ Nhiệt độ 27 – 30 độ C

+ Vệ sinh thiếu sót, mặc áo lót quần chật, ẩm.

+ Rối loạn nội tiết (candida), dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch, suy giảm miễn dịch.

Con đường lây lan bệnh nấm da

Nấm da là căn bệnh dễ lây sang người khác và lây ra nhiều vùng trên cơ thể thông qua:

– Bào tử nấm có trong thiên nhiên, chúng bám vào da, khăn mặt, quần áo một cách tình cờ và gây ra 5 bệnh nấm da thường gặp này.

– Tiếp xúc với một số động vật nuôi có vi nấm trên da.

– Sử dụng chung vật dụng với người mắc bệnh nấm da.

Bệnh nấm da thường được phân chia thành những loại nào?

Theo cô Bùi Thị Huỳnh dựa vào tính chất và đặc điểm của nấm gây bệnh chia thành các loại sau:

  • Nấm chỉ gây nhiễm lớp sừng (Keratomycoses): Nấm lang ben, nấm vảy rồng, trứng tóc.
  • Nấm da (Dermatomycoses) : Epidermophytie, Microsporie, Trichophytie.
  • Các bệnh gây nên do nấm Candida.
  • Các bệnh nấm hệ thống: gây tổn thương da ,tổ chức dưới da và các phủ tạng.

Cách điều trị và phòng bệnh nấm da như thế nào?

Nguyên tắc

  • Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan.
  • Khi điều trị phải bôi đúng phác đồ của bác sỹ, đủ thời gian, liên tục
  • Tiến hành điều trị hàng loạt khi bệnh nấm lây truyền tập thể.
  • Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp.
  • Kết hợp với biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giặt luộc quần áo của bệnh nhân đem phơi nắng, lộn trái khi phơi.
  • Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang…

Phòng bệnh

Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho cộng đồng: Nhắc nhở nếp sống vệ sinh, giữ khô các nếp kẽ sau khi tắm, tránh mặc quần áo lót chặt, phơi chưa khô làm bằng ni lon hoặc sợi nhân tạo, cần cắt ngắn móng tay, không đội mũ, buộc tóc hay nằm ngủ khi tóc còn ướt… Rắc bột phòng nấm, tẩm chất chống nấm vào quần áo….

Cẩn trọng những tác hại khi tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm?

Nhiều sản phẩm dầu gội đầu, thuốc bôi ngoài da và cả thuốc uống để điều trị nấm thường chứa hoạt chất kentoconazole. Có lẽ, ít người biết rằng đây là nhóm thuốc có khá nhiều tác dụng phụ và chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Qua thử nghiệm trên động vật, các nhà khoa học nhận thấy loại thuốc này có thể qua được nhau thai, có thể tiết vào sữa mẹ. Ngoài những tổn thương nặng cho gan, kentoconazole có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, chảy máu đường tiêu hóa, tiêu chảy.

Chính vì những tác dụng phụ của kentoconazole trong các loại thuốc trị nấm, nhiều cơ quan quản lý dược phẩm y tế đã đưa ra các cảnh báo cấm chỉ định sử dụng theo đường uống ở dạng viên nén để điều trị các bệnh về nấm móng, nấm da. Tuy nhiên, ở dạng bào chế là kem bôi ngoài da hay dung dịch gội đầu, sản phẩm chứa kentoconazole được sử dụng khá thoải mái, không tuân thủ chỉ định.

Để khẳng định mắc nấm da đầu hay nấm niêm mạc, các chuyên gia đều phải làm xét nghiệm soi tìm bào tử nấm. Khi nhiễm nấm, họ mới kê đúng các loại thuốc đặc trị. Thế nhưng, người tiêu dùng chỉ kể về biểu hiện rồi tự mua thuốc, dù là thuốc bôi hay dầu gội đầu và đặc biệt là sử dụng dài ngày thì rất dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng da, rụng tóc. Do vậy khi có vấn đề về da, các bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa da liễu để có được hướng điều trị tốt nhất.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới