Bệnh chàm ở trẻ em và những điều phụ huynh nên biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ em sức đề kháng kém, nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, trong đó có bệnh chàm. Vậy bệnh chàm ở trẻ em có biểu hiện và cách điều trị như nào? Các bố mẹ hãy cùng theo dõi qua những thông tin hữu ích dưới đây, để có biện pháp phòng tránh và chăm sóc cho trẻ phù hợp nhé.

Triệu trứng bệnh chàm ở trẻ em.

Bệnh chàm ở trẻ em là một bệnh lý về da thường gặp, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Thông thường, bệnh chàm sẽ xuất hiện trước khi bé được 5 tuổi. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ rất đạ dạng và phức tạp được tổng hợp thành các nguyên nhân chính như sau:

  • Một số trẻ bị bệnh do di truyền từ bố, mẹ. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.
  • Do sức đề kháng của trẻ rất yếu và chế độ ăn uống hàng ngày thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin, hoặc dư thừa các chất đạm…cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm.

Các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ em

  • Khi trẻ mắc bệnh thì sẽ xuất hiện những triệu trứng là các vùng da sẽ bị nổi đỏ thành từng mảng và khô cứng.
  • Đối với trẻ sơ sinh, chàm sẽ thường xuất hiện trên mặt, trán hoặc da đầu… Cũng có thể những vùng da bị chàm có thể bắt đầu từ tay, chân, rồi lan ra khắp cơ thể.

Đối với các trẻ tầm 1- 5 tuổi, thì chàm thường xuất hiện ở trên mặt hoặc sau đầu gối, xung quanh cổ tay và cả mắt cá chân.

Các phương pháp phòng bệnh chàm hiệu quả cho trẻ

Các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho bé. Tránh tắm cho bé trong bồn tắm quá 5 đến 10 phút.

Bệnh chàm ở trẻ em, nên cho trẻ đi khám và điều trị sớm.

Bệnh chàm ở trẻ em, nên cho trẻ đi khám và điều trị sớm.

Tốt nhất các bậc phụ huynh nên sử dụng các loại khăn 100% cotton mềm mại để làm khô da bé. Tuyệt đối khi tắm xong không được lau người cho trẻ quá mạnh.

Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng hay một vài loại hải sản. Và chỉ nên cho bé ăn dặm đa dạng các loại thức ăn khi bé được từ 6 tháng trở lên. Hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng.

Đặc biết đối với trẻ sơ sinh bạn nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ trong thời gian lâu nhất có thể, để tăng sức đề kháng cho con. Và để phòng ngừa bệnh chàm, các mẹ cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

Bệnh chàm ở trẻ em rất nguy hiểm, vậy nên bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị tích cực và hiệu quả nhất. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bé điều trị bằng thuốc, sử dụng các sản phẩm đặc biệt để chăm sóc da. Làm sao để có thể hạn chế các nguy cơ trẻ nhỏ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc.

Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới