Bệnh chân, tay, miệng và những điều cha mẹ nhất định cần phải biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đối với một số trường hợp bệnh nhân có thể tự hồi phục sau khi mắc bệnh, tuy nhiên nhiều ca bệnh nếu không biết cách điều trị có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

 

benh_chan_tay_mieng_15
Bệnh chân, tay, miệng

Triệu chứng của bệnh chân tay, miệng ở trẻ nhỏ

Triệu chứng đầu tiên khi trẻ mắc chân, tay, miệng là sốt nhẹ, biếng ăn, trẻ có thể bị đau họng.

Nổi ban trên da: đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh chân, tay, miệng ở trẻ nhỏ, các nốt ban trên cơ thể bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

Loét miệng: Sau một thời gian ngắn, các nốt sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng xung quanh miệng gây loét miệng, điều này khiến bé gặp nhiều khó khăn trong ăn uống cũng như giao tiếp. Trẻ bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc.

Đối với trường hợp trẻ bị nặng: Bé có thể sốt cao liên tục trên 39 độ C, nhiều trẻ còn xuất hiện tình trạng nôn ói, khó thở. Một số trẻ sốt cao có thể dẫn tới co giật và hôn mê.

benh_chan_tay_mieng_10

Dấu hiệu bệnh chân, tay, miệng

Bệnh chân, tay, miệng có lây truyền không?

  • Bệnh chân, tay, miệng ở trẻ nhỏ là bệnh có thể lây nhiễm, virus gây bệnh có thể lây lan qua những con đường sau:
  • Tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với virus
  • Dùng chung đồ dùng với người đang mắc bệnh.
  • Bệnh lây qua đường tiêu hóa: nước bọt, phân của người nhiễm bệnh có thể là nguyên nhân lây truyền bệnh tay, chân, miệng.

Cách phòng chống bệnh chân, tay, miệng hiện nay

Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên cho trẻ nhỏ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ.

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi.
  • Đối với những vật dụng ăn uống của trẻ cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.
  • Khi trẻ có những biểu hiện mắc bệnh cần tiếp tục theo dõi những biểu hiện ở trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với trẻ nhỏ khác phòng trường hợp lây lan ra cộng đồng.
  • Thường xuyên dọn dẹp nơi ở, đặc biệt là phòng ở của ở cần phải sạch sẽ.
  • Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, tránh là nơi chứa nguồn virus gây bệnh truyền nhiễm.

Khi trẻ bị bệnh, cách tốt nhất để bảo vệ an toàn sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia bác sĩ. Trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, không chạm bóng nước tránh nhiễm trùng… Cha mẹ cần bình tĩnh để xử lý tình trạng của con, tránh lo lắng quá mức ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc trẻ nhỏ.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh chân, tay, miệng , chính vì vậy cha mẹ cần phải có những biện pháp phòng tránh cho trẻ, cha mẹ cần luôn chú ý cập nhật thông tin về các bệnh lây nhiễm ở trẻ để có cách xử lý và bảo vệ trẻ kịp thời.

Nhung-  Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới