Bệnh cong vẹo cột sống là gì – có chữa được không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cong vẹo cột sống là căn bệnh xảy ra với mọi đối tượng, độ tuổi. Hiểu biết về bệnh sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Dấu hiệu, nguyên nhân, tác hại…của cong vẹo cột sống sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

 Bệnh cong vẹo cột sống là gì?

Cột sống hoàn thiện theo từng giai đoạn phát triển của con người, từ hình vòm ở giai đoạn phôi thai rồi chuyển sang thẳng khi trẻ đang nằm. Qua thời gian  và quá trình hoạt động của con người mà cột sống dần phát triển cho đến hình dạng hoàn thiện. Theo đó, cột sống cổ và thắt lưng cong về phía trước, ngực và cùng cụt cong về phía sau. Nhờ vậy thân hình có thể đứng thẳng và linh hoạt trong hoạt động.

Bệnh cong vẹo cột sống là gì - có chữa được không?
Hình ảnh cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là cột sống bị thay đổi hình dáng, cong sang bên phải hoặc bên trái so với cột sống bình thường.  Ba vị trí cột sống thường bị cong vẹo là cổ, ngực và thắt lưng. Nếu cột sống cổ bị cong về phía trước sẽ khiến vai bị trùng, gây ra tư thế vai so. Cột sống phần ngực cong về phía sau khiến vai thấp, lưng tròn, gọi là thư thế gù. Cột sống vị trí thắt lưng bị cong khiến thân ngả về sau, gọi là tư thế ưỡn.

Đây là bệnh lý dễ mắc nhưng điều trị vô cùng phức tạp. Nếu bị cong vẹo cột sống ở mức độ nặng sẽ gây đau lưng, hạn chế vận động, mất tính thẩm mỹ và bất tiện trong sinh hoạt của con người.

Dấu hiệu bệnh cong vẹo cột sống

Hiện trạng cong vẹo cột sống chiếm từ 1-4% dân số, đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến đối tượng trẻ em đang độ tuổi đến trường 10 – 18 tuổi, tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.

Dấu hiệu cong vẹo cột sống được nhận biết qua những biểu hiện như: Hai bên lưng và vai không đều nhau, bên cao bên thấp, dáng đi khập khiễng, xương bả vai cao, nhô lên, mào chậu bên cao bên thấp…

Những dấu hiệu ban đầu của chứng bệnh này rất khó phát hiện và không gây đau đớn. Tuy nhiên nếu không kịp thời chữa trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Đâu là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống?

Tư thế ngồi là một trong những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
Tư thế ngồi là một trong những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống thường xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ, các nguyên nhân gây cong vẹo cột sống chính như sau:

  • Do bẩm sinh:

Vẹo cột sống bẩm sinh thường xuất hiện từ giai đoạn bào thai. Khi trẻ sinh ra đã có sự khiếm khuyết về các đốt sống gây khó khăn cho quá trình trẻ sinh hoạt, phát triển.

  • Do thần kinh cơ:

Những tác động của thần kinh và cơ cũng có thể gây nên vẹo cột sống. Tỉ lệ cao nhất khi bệnh nhân mắc các bệnh: bại não, nhược cơ, bại liệt…

  • Do hoạt động sống:

Các yếu tố trong quá trình hoạt động sống có thể vô tình khiến cột sống không được lành mạnh. Có thể kể đến: Ngồi sai tư thế, bàn – ghế không đủ độ cao phù hợp, ít vận động, bị chấn thương, suy dinh dưỡng, lao động với cường độ cao…

Đặc biệt bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em đa số do tư thế ngồi sai, phòng thiếu ánh sáng, mang cặp sách quá nặng…

Tác hại của cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường khó phát hiện và không gây đau đớn trong sinh hoạt, tuy nhiên những tác hại của bệnh lý này sẽ ảnh hưởng rất lớn nếu không được chữa trị, điều chỉnh kịp thời.

Tác hại của cong vẹo cột sống là đau lưng, rối loạn tư thế, dị dạng, gây bất lợi trong quá trình vận động. Đồng thời tác động lên chức năng của tim, phổi, có thể gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng khả năng sinh sản của nữ giới.

Làm thế nào để điều trị cong vẹo cột sống?

Cong vẹo cột sống có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên  đòi hỏi  người bệnh phải có sự kiên trì và tuân theo những yêu cầu của bác sĩ trong thời gian dài. Một số phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến hiện nay là Nẹp cột sống và phẫu thuật chỉnh hình. Chi phí điều trị căn bệnh này khá tốn kém và đòi hỏi người bệnh phải có một quyết tâm cao.

Tập luyện là cách giữ cơ thể dẻo dai
Tập luyện là cách giữ cơ thể dẻo dai

Cách phòng ngừa để có một cột sống chắc khỏe

Để phòng ngừa cong vẹo cột sống phải ghi nhớ từ những điều nhỏ nhất trong sinh hoạt thường ngày như:

  • Ngồi đúng tư thế, ngay ngắn, không trùng lưng
  •  Bàn ghế đúng độ cao theo tiêu chuẩn
  • Lao động vừa sức, tuyệt đối không lao động nặng trong thời gian dài
  • Tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và chắc khỏe.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Một cơ thể khỏe phụ thuộc vào chính bạn. Hãy thay đổi những thói quen sinh hoạt, tư thế không tốt ngay hôm nay để phòng tránh bệnh lý và bảo vệ sức khỏe của bạn!

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới