Bệnh hen suyễn và những điều cần phải biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một dạng bệnh lý mãn tính liên quan đến đường dẫn khí của phổi. Bệnh xuất hiện ở tất cả các độ tuổi và rất nguy hiểm nếu người bệnh không chữa trị kịp thời. Vậy bệnh hen suyễn là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh như nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hen suyễn là gì?

Trong y học, hen suyễn là một dạng bệnh lý mãn tính của đường dẫn khí ở phổi. với 2 cơ chế chính như sau:

+ Đường dẫn khí bị co thắt: Các cơ quanh đường dẫn khí co thắt gọi là “ co thắt phế quản” làm cho không khí hít vào cơ thể và thở ra tại phổi bị cản trở, gây ra các cơn khó thở.

+ Đường dẫn khí bị viêm: Tình trạng đường dẫn khí bị viêm có thể không do vi khuẩn gây ra, mà đường dẫn khí bị hẹp lại và tiết dịch nhầy gây ra các cơn ho. Khò khè, khó thở hoặc ngạt thở.

Những nguyên nhân dẫn đến bị hen phế quản

Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra được nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản ở cơ thể người. Tuy nhiên, có thể một số tác nhân được chỉ ra dưới đây sẽ là tác nhân hình thành nên bệnh, cụ thể:

+ Yếu tố môi trường: Khói, bụi, vi khuẩn, phấn hoa, các mùi nặng….đều có thể khiến cho đường dẫn khí bị ngạt và gây nên cơn hen suyễn.

+ Tuổi tác: Độ tuổi dễ mắc phải bệnh hen suyễn nhất chính là dưới 18 tuổi (trẻ em mắc bệnh hen suyễn chiếm hơn 30% dân số).

+ Môi trường bị ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm là một trong những yếu tố gây ra bệnh hen suyễn cao nhất.

+ Dị ứng: Nếu cơ thể người hay bị ứng như dị ứng thời tiết, dị ứng với thực phẩm, dị ứng phấn hoa…thì sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh hen suyễn.

Nguyên nhân dẫn đến bị hen phế quản
Nguyên nhân dẫn đến bị hen phế quản

+ Khói thuốc lá: Khói thuốc khi được hít vào cơ thể sẽ làm kích ứng đường dẫn khí và khiến cho đường dẫn khí trở nên hẹp hơn, gây ra bệnh hen suyễn.

+ Các yếu tố bên trong: Nếu cơ thể quá căng thẳng, stress, hay bị mắc phải một số bệnh khác thì cũng dễ khiến cơ thể mắc phải bệnh hen suyễn.

Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh hen suyễn?

Hiện nay, đối tượng nào cũng có thể mắc phải bệnh hen suyễn, chính vì thế, ai cũng cần phải biết về căn bệnh này để có cách phòng ngừa hiệu quả. Ngoài ra, những đối tượng sau đây cũng có thể mắc phải bệnh hen suyễn, cụ thể:

+ Trẻ dưới 18 tuổi:  Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bệnh hen suyễn thường gặp ở những người dưới 18 tuổi. Tỉ lệ trẻ em mắc phải bệnh hen suyễn ngày càng cao, vì vậy gia đình và người bệnh cần phải có những kiến thức nhất định để phòng ngừa căn bệnh này.

+ Hen có tính di truyền: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu cả hai bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, nếu một trong hai bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%.

+ Người thường xuyên hít phải khói thuốc: Khói thuốc lá rất có hại cho sức khỏe và đường hô hấpNhững người hút thuốc và những người thường xuyên hít phải khói thuốc thì khả năng mắc bệnh hen suyễn sẽ cao hơn nhiều lần so với những người bình thường khác.

+ Những người sống trong môi trường bị ô nhiễm: Môi trường không trong lành sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng. Do đóm, những người sống trong môi trường ô nhiễm thường có tỉ lệ mắc phải bệnh hen suyễn rất cao.

Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh hen suyễn
Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh hen suyễn

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh hen suyễn?

Trong nhiều trường hợp, những cơn hen suyễn sẽ có dấu hiệu cảnh báo trước và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những biểu hiện khác nhau. Những dấu hiệu của bệnh hen suyễn sẽ được lặp lại nhiều lần và trở nên quen thuộc giúp người bệnh sớm phát hiện ra căn bệnh của mình. Các dấu hiệu bệnh hen suyễn thường thấy nhất là người bệnh cảm thấy mệt, khu vực mắt xuất hiện quầng thâm, ngứa họng, sổ mũi, chảy nước mắt, khó thở…

Cách điều trị và kiểm soát bệnh

Đối với bệnh hen suyễn, rất khó để điều trị được dứt điểm. Tuy nhiên, khi phát hiện ra bệnh, người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm, hoặc dạng phối hợp thuốc chống viêm và thuốc chống co thắt phế quản loại có tác dụng kéo dài.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các yếu tố gây ra các cơn hen như khói thuốc lá, bụi đường, phấn hoa, lông gia súc hay mùi hóa chất…Cần giữ cho cơ thể thật khỏe mạnh để không làm khởi phát các cơn hen.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải bệnh hen suyễn
Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải bệnh hen suyễn

Đặc biệt, khi chưa có những kiến thức đầy đủ về căn bệnh này, người bệnh không nên tự ý chữa bệnh bằng các phương pháp Đông y hay Tây y để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Việc lạm dụng thuốc sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu thật kĩ trước khi đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho mình.

Tóm lại, hen suyễn là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải trong xã hội hiện nay. Do đó, khi có những dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ tư vấn cụ thể giúp tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.

Hải Yến –Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới