Bệnh nhân sau sốc phản vệ cần được chăm sóc như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tất cả các đường đưa thuốc vào cơ thể: uống, tiêm, bôi ngoài da, đặt âm đạo… đều là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sốc phản vệ. Tuy nhiên đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất, đặc biệt thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây ra sốc phản vệ. Việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau sốc phản vệ là rất quan trọng, tránh trường hợp hiện tượng tái phát.

Sốc phản vệ phải được xử lý nhanh và kịp thời
                       Sốc phản vệ phải được xử lý nhanh và kịp thời

Chăm sóc người bệnh sốc phản vệ

Hiện tượng sốc phản vệ nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp. Chính vì vậy việc đầu tiên cần phải làm đối với bệnh nhân sau sốc phản vệ là duy trì hô hấp cho bệnh nhân, cho bệnh nhân thở oxy tùy từng trường hợp cụ thể. Trường hợp bệnh nhân suy hô hấp nặng thì cần phải đặt máy thở và theo dõi theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Mọi hiện tượng bất thường đều phải thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Theo dõi sự bài tiết của bệnh nhân, chú ý theo dõi lượng nước tiểu từng giờ, nếu nước tiểu ít, vô niệu trong 6 giờ đầu thì đây là hiện tượng xấu, cần phải báo bác sỹ ngay lập tức.

Bệnh nhân sau sốc phản vệ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt
           Bệnh nhân sau sốc phản vệ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt

Nếu trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng dẫn đến tình trạng phải đặt ống thông dạ dày khi bệnh nhân không ăn được đường miêng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân và chú ý theo dõi hiện tượng xuất huyết nếu có.

Điều dưỡng cần phải túc trực liên tục bên người bệnh sau sốc phản vệ để theo dõi diễn biến của sốc, các hiện tượng và thực hiện đúng theo y lệnh của bác sỹ một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Theo dõi các dấu hiệu sống 10 phút 1 lần đến khi huyết áp tối đa lên đến 100 mmHg sau đó cứ 30 phút do 1 lần đến khi tiến triển tương đối tốt thì 1 giờ đo huyết áp 1 lần để đánh giá sự tiến triển của sốc và xử trí kịp thời.

Cuối cùng mọi quan sát theo dõi và hành động chăm sóc điều dưỡng đều phải ghi lại đầy đủ, chính xác, chi tiết để bác sỹ có thông tin cùng phối hợp để xử trí và chăm sóc bệnh nhân.

Các biện pháp phòng ngừa sốc phản vệ

Trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc phải hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng thuốc. Người bệnh sốc phản vệ trước khi ra viện cần ghi rõ tên thuốc (chất) gây dị ứng để họ biết rõ.

Việc tiêm truyền tĩnh mạch đặc biệt đối với thuốc kháng sinh phải làm test kháng sinh trước khi tiêm. Đối với tất cả các bệnh nhân có nguy cơ sốc cần phải có sự cảnh giác đề phòng và nhận ra sốc trước khi nó thật sự xảy ra.
Luôn luôn có sẵn trong tay các phương tiện, dụng cụ, thuốc men, dịch thay thế sẵn sàng  kịp thời xử lý khi sốc xảy ra.

Chú ý các biện pháp phòng ngừa sốc phản vệ
                             Chú ý các biện pháp phòng ngừa sốc phản vệ

Điều dưỡng cần phải kết hợp với người nhà chăm sóc chu đáo cả về thể chất và tinh thần cho những bệnh nhân có nguy cơ sốc phản vệ là tốt nhất để phòng ngừa sốc xảy ra. Đặt bệnh nhân nằm ngửa thoải mái tạo điều kiện tốt cho tuần hoàn và hô hấp. Theo dõi liên tục các chỉ số sinh tồn, nước tiểu cho đến khi sốc hoàn toàn không còn được nghĩ đến.

Trên đây là một số thông tin bổ ích của các bác sỹ hướng dẫn việc chăm sóc và phòng ngừa sốc phản vệ đối với các điều dưỡng. Tuy nhiên quan trọng là phải làm tất cả mọi thứ để ngăn chặn phản ứng dị ứng bằng cách tránh kích hoạt chúng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới