Bệnh quáng gà: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng tránh tốt nhất

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Bệnh quáng gà là một trong những bệnh lí về mắt phổ biến gây suy giảm thị lực chủ yếu ở trẻ em và người trưởng thành. Tuy không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho người bệnh.

Closeup portrait young woman in glasses covering face eyes using her both hands isolated on gray wall background

Bệnh quáng gà: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng tránh tốt nhất

Hãy cùng điểm qua những thông tin về nguyên nhân triệu chứng và cách phòng tránh bệnh quáng gà qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh quáng gà là gì?

Bệnh quáng gà là cách gọi dân gian của bệnh thoái hoá sắc tố võng mạc, được biểu hiện bằng triệu chứng nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu vào ban đêm hay trong môi trường thiếu ánh sáng

Vào ban ngày hay trong môi trường đủ ánh sáng, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, không có biểu hiện bệnh lý gì nhưng khi chiều xuống sẽ thấy sinh hoạt khó khăn,không nhìn rõ các vật xung quanh, tay chân quờ quạng dẫn đến đi lại hay bị vấp ngã vì thế thường gây nguy hiểm

Triệu chứng bệnh quáng gà

Triệu chứng sớm nhất dễ nhận ra bệnh quáng gà là nhìn kém trong môi trường thiếu ánh sáng. Ví dụ như trong nhà , trong rạp hát….chưa bật đèn, người bệnh dễ bị va vấp vào đồ đạc trong phòngkhi đi lại.

Thị lực của người bệnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ cũng có khi giảm sút.

Vùng nhìn thấy của mắt bị thu hẹp lại dần, ở giai đoạn muộn của bệnh có thể xuất hiện đục thể thủy tinh.

Trong vùng còn nhìn thấy được của người bệnh có thể xuất hiện những vùng nhỏ không nhìn thấy được gọi là ám điểm và những vùng khuyết thị trường nhỏ này ngày càng lan rộng.

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Do cung cấp thiếu vitamin A: Nguyên nhân đầu bảng gây ra bệnh quáng gà là thiếu vitamin A kéo dài trong chế độ ăn, nguyên nhân thường gặp ở trẻ biếng ăn,bố mẹ cung cấp khẩu phần ăn không hợp lý,kiêng khem quá mức: không ăn dầu, mỡ, ăn ít rau và hoa quả.

Do rối loạn quá trình hấp thu vitamin A ở ruột hoặc do suy gan. Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vitamin A do vitamin A tan trong mỡ, gan tiết ra mật điều hòa chuyển hóa mỡ giúp chuyển hóa vitamin A.

Do tăng nhu cầu vitamin A mà không đáp ứng đủ: Trẻ càng nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin A vì nhu cầu cao gấp 5 – 6 lần người lớn. Khi trẻ bị sởi, thủy đậu, viêm phế quản, lao, nhiễm trùng tiết niệu… thì nhu cầu vitamin A tăng trong thời gian bị bệnh mà thức ăn không đủ cung cấp

Ngoài các nguyên nhân di truyền, quáng gà do thiếu vitamin A hoàn toàn có thể phòng tránh bằng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A.

Với các bà mẹ đang mang thai cần bổ sung các loại thức ăn có nhiều vitamin A hoặc tiền chất của vitamin A như trứng, gan, các loại rau xanh, rau củ quả như cà rốt, bí ngô,cà chua, cam, quýt…

Với những trẻ vì một nguyên nhân nào đấy không được bú mẹ hoặc đã cai sữa nên cho trẻ ăn dặm thêm các chất có chứa vitamin A.

Bên cạnh đó bạn cần chủ động, tích cực phòng tránh và theo dõi sự phát triển của tre  để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh mạn tính mà trẻ mắc phải như bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, sởi… và sớm bổ sung đầy đủ thức ăn có chứa nhiều  vitamin A. Đồng thời bố mẹ đưa trẻ đi uống vitamin A định kỳ theo chương trình quốc gia phòng chống mù lòa do thiếu vitamin A.

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh quáng gà cũng như cách phòng tránh bệnh quáng gà. Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh mà có phương pháp điều trị cụ thể, trường hợp quáng gà do thiếu vitamin A sẽ được bổ sung bằng vitamin A liều cao. Tuy nhiên để được phát hiện,chẩn đoán chính xác tình trang bệnh lý khi có biểu hiện quáng gà, bạn cần phải đến khám ngay ở các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được điều trị đúng và kịp thời.Tránh để quáng gà làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới