Bệnh răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các cơ quan và giác quan trong cơ thể hoạt động theo những cách khác nhau nhưng đều có sự kết nối với nhau. Sức khỏe răng miệng kém cũng liên quan đến các bệnh khác trong cơ thể.

Bệnh răng miệng ảnh hưởng đến sức tổng thể như thế nào?

Bệnh răng miệng ảnh hưởng đến sức tổng thể như thế nào?

Sức khỏe nha khoa có vai trò quan trọng của sức khỏe toàn thân và là điều cốt yếu để có được một sức khỏe tốt và cuộc sống lành mạnh. Một người sẽ không được xem là khỏe mạnh nếu sức khỏe nha khoa của người đó có vấn đề.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường và nha chu có liên quan với nhau. Khi miệng bị viêm, khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể bị suy yếu. Khi bệnh nhân tiểu đường bị suy giảm sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm, họ có nhiều nguy cơ bị bệnh nha chu hơn. Thêm vào đó, bệnh nha chu có thể còn làm cho bệnh nhân tiểu đường càng khó ổn định mức đường glucose trong máu. Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày và sớm phát hiện bệnh nướu răng là điều thiết yếu đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tim mạch

Tương tự, viêm nướu và bệnh tim thường “song hành” cùng nhau. Theo nghiên cứu, có tới 91% bệnh nhân bệnh tim từng bị bệnh nha chu. Hàng triệu vi khuẩn tích tụ trong mảng bám và cặn thức ăn trong miệng di chuyển vào máu gây viêm mạch máu, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, còn nhẹ thì làm giảm lưu lượng máu đến tim và các bộ phận khác của cơ thể, gây tăng huyết áp.

Viêm nội tâm mạc

 Đây là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở nội mạc buồng tim và van tim. Việc chăm sóc răng miệng mạnh tay làm chảy máu nướu răng khiến hàng triệu vi khuẩn hoặc vi trùng từ miệng đi vào máu, di chuyển đến tim và bám vào các van tim bị tổn thương, từ đó dẫn đến chứng viêm nội tâm mạc.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Theo Quỹ sức khỏe Nha khoa Mỹ, vệ sinh răng miệng kém có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp bởi vi khuẩn trong miệng có liên quan đến bệnh phổi. Các chuyên gia nha khoa gần đây phát hiện, sự thay đổi của vi khuẩn trong miệng là căn nguyên phát triển bệnh phổi.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp

Béo phì

Một nghiên cứu về chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ em và thanh niên Thụy Điển được công bố trên tạp chí Nha khoa Thụy Điển mới đây phát hiện rằng béo phì và sâu răng ở thanh thiếu niên và thanh niên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Loãng xương

Theo các thầy thuốc tư vấn, viêm nướu cũng ảnh hưởng tới xương hàm. Đây là bộ phận nâng đỡ răng, nên khi nó suy yếu sẽ dễ dẫn đến tình trạng rụng răng. Bằng chứng là phụ nữ bị loãng xương có nguy cơ rụng răng cao gấp 3 lần những người không bị loãng xương.

Mang thai

Viêm nha chu có thể gây nguy hiểm đối với thai nhi và ảnh hưởng thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ mắc bệnh nha chu sinh ra những đứa trẻ nhẹ cân, trong khi chứng viêm mãn tính này trong cơ thể người mẹ cũng làm tăng nguy cơ sinh non.

Các vấn đề tiêu hóa

Các chuyên gia cho biết bệnh răng miệng rất nguy hiểm. Nếu khi nhai và nuốt thức ăn, vi khuẩn gây viêm nướu trong miệng đi xuống đường tiêu hóa cùng với thức ăn, từ đó có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới