Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào và cách phòng bệnh hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào và cách phòng chống bệnh tay chân miệng ra sao là kiến thức giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của bé hiệu quả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Theo ThS.BS Nguyễn Quốc Thái (Bệnh viện Bạch Mai), tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ người sang người.

Các con đường lây bệnh tay chân miệng chính thông qua các tiếp xúc trực tiếp như: dịch mũi họng, nước bọt, phân của người nhiễm bệnh, chất dịch từ mụn nước. Thời điểm lây truyền bệnh mạnh mẽ nhất là trong vòng tuần đầu tiên xuất hiện bệnh. Đặc biệt, thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vòng vài tuần ngay cả khi đã khỏi bệnh.

Đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi do trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém hơn so với người lớn và ít khả năng miễn dịch khi bị lây truyền trực tiếp.

Nhiều cha mẹ không biết được bệnh tay chân miệng lây qua đường nào dẫn đến chủ quan trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ như cho trẻ đi học khi đang có dịch bệnh, gặm, mút đồ chơi chứa mầm bệnh, tiếp xúc với trẻ bị bệnh…khiến trẻ dễ dàng bị lây lan bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của bé.

Mức ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng

Mức ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng

Nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hiện nay chưa có thuốc phòng bệnh và đặc trị tay chân miệng. Do đó nhận biết sớm các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ và điều trị bệnh kịp thời là cách hiệu quả nhất để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sau khi bị lây truyền tay chân miệng, thời gian ủ bệnh ở trẻ em cho tới khi có các triệu chứng bên ngoài là 3 – 7 ngày. Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng bao gồm:

  • Sốt kéo dài từ 2 -3 ngày khiến trẻ mệt mỏi, đau họng, chán ăn.
  • Từ 1 – 2 ngày sau bắt đầu hình thành những đốm đỏ phồng rộp sau đó trở nên viêm loét tại lưỡi, niêm mạc miệng và nướu răng rồi lan dần xuống bàn tay, bàn chân…
  • Cùng với các vết viêm loét, trẻ bị tay chân miệng còn bị phát ban trên da, nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện viêm loét mà chỉ có các hồng ba tại lòng bàn tay, bàn chân, mông, má…
Giữ vệ sinh tay để phòng bệnh tay chân miệng
Giữ vệ sinh tay để phòng bệnh tay chân miệng

Phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ

Phòng bệnh kịp thời là cách để cha mẹ bảo vệ trẻ khỏi các con đường lây bệnh tay chân miệng. Để đảm bảo bé luôn khỏe mạnh trước tác nhân gây bệnh, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Cha mẹ cũng cần rửa tay trước khi chế biến thức ăn và khi thay tã cho trẻ…
  • Diệt trùng các đồ chơi, vật dụng sinh hoạt, quần áo của trẻ bằng nước khử trùng.
  • Tránh trẻ tiếp xúc gần như ôm, hôn, chơi chung đồ chơi…với trẻ mắc bệnh tay chân miệng để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Khi trẻ bị bệnh, cần cách ly trẻ không cho đến trường học, mẫu giáo hoặc nơi công cộng cho đến khi khỏi bệnh.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa và không gian sống sạch sẽ, xử lý khăn giấy, tã bỉm của trẻ đúng cách, không vứt rác bừa bãi.

Biết được bệnh tay chân miệng lây qua đường nào sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe con mình. Tay chân miệng không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng, do đó việc phòng ngừa và điều trị đúng cách là phương pháp hiệu quả nhất giúp mẹ bảo vệ an toàn cho bé.

Hoàng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới