Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm. Cha mẹ hãy tìm hiểu những kiến thức về bệnh dưới đây để bảo vệ và phòng chống bệnh cho con hiệu quả nhé!

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ có khả năng lây truyền rất cao. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, trong đó tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 1 – 3, rất ít trường hợp trẻ em trên 5 tuổi hoặc trẻ sơ sinh nhiễm bệnh. Tuy nhiên tại không ít bệnh viện đã ghi nhận trường hợp bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của bé những năm tháng đầu đời.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie gây nên và lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa giữa các trẻ. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể bị tái phát nhiều lần cho đến khi đủ tuổi miễn dịch với bệnh (trên 5 tuổi).

Sốt là dấu hiệu của tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Sốt là dấu hiệu của tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Ở trẻ sơ sinh, sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, do đó thường không thể chống cự trước virus gây bệnh dẫn đến bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh kịp thời khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh dưới đây:

  • Viêm loét miệng: Tại vùng miệng của trẻ xuất hiện những vết bóng nước đường kính từ 2 – 3 mm. Khi vỡ tạo thành vết loét gây đau đớn cho bé.
  • Bóng nước: Bóng nước từ 2 – 10mm, lan xuống vùng tay, chân, mông của trẻ, xuất hiện trên nền hồng ban, khi sờ vào có cảm giác cộm, không đau.
  • Đôi khi bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh không có biểu hiện rõ ràng, không có biểu hiện các mụn nước hay hồng ban cụ thể. Tuy nhiên cha mẹ hãy cẩn trọng khi bé quấy khóc, không bú, đau rát miệng để đưa trẻ đi khám kịp thời.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh

Việc điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh đòi hỏi người lớn phải có kỹ năng cần thiết. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn không có ích trong việc điều trị bệnh tay chân miệng bởi đây là bệnh do virus gây nên.

  • Cha mẹ có thể điều trị bệnh cho bé bằng cách sau:
  • Vệ sinh cơ thể và vùng miệng cho trẻ, tránh để ảnh hưởng làm vỡ các bóng nước.
  • Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, hãy chia nhỏ lần bú cho trẻ.
  • Mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn để tăng cường dinh dưỡng trong sữa mẹ cho bé.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, lau mình bằng nước ấm khi bé bị sốt.
  • Thay thay bỉm, bế nựng trẻ, mẹ và người nhà cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa virus tay chân miệng ở trẻ sơ sinh lây lan.
  • Không cạy vỡ các bóng nước trên da trẻ.
  • Đeo khẩu trang khi ho hoặc hắt hơi.

Theo dõi sát sao các triệu chứng để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường như giật mình, run chi, trẻ co giật, hoảng hốt, sốt cao, nôn trớ nhiều…Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất khi xuất hiện một trong các triệu chứng trên.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Do đó bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho trẻ ngay từ khi mới lọt lòng là điều mọi phụ huynh cần lưu tâm.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới