Bệnh vẩy nến: Nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh vẩy nến là một bệnh lý ngoài da phổ biến mà nhiều người mắc phải. Mặc dù  vẩy nến không phải là bệnh ác tính nhưng khó có thể trị khỏi hoàn toàn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Bệnh vẩy nến ở móng tay

Bệnh vẩy nến ở móng tay.

Bệnh vẩy nến là gì?

Bệnh vẩy nến là một bệnh da phổ biến có ảnh hưởng đến chu kỳ sống của các tế bào da. Vẩy nến là do rối các rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Bệnh vẩy nến gây ra các tế bào xây dựng nhanh chóng trên bề mặt của da, tạo thành những vẩy dày màu bạc và khô ngứa, đôi khi đau đớn. Bệnh này không chỉ gây thương tổn trên da mà còn xâm nhập vào móng, khớp vô cùng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là gì?

Nguyên nhân bệnh vẩy nến

Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân bệnh vẩy nến, nhưng theo các bác sĩ cho biết  có 5 yếu tố sau đây làm nên nguyên nhân sinh bệnh

  • Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là do di truyền. Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình hoặc 70% các cặp song sinh cùng mắc bệnh.
  • Một nguyên nhân khác gây nên bệnh vảy nến là do nhiễm khuẩn bệnh vẩy nến ở trẻ em.
  • Ngoài ra, còn một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh Vẩy nến tiến triển nặng hơn như: nghiện bia rượu, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết trong cơ thể…

Bệnh vẩy nến

Người bệnh vẩy nến.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến

Đối với bệnh vẩy nến, thường sẽ căn cứ vào những dấu hiệu cụ thể xuất hiện trên bề mặt da người bệnh mà đoán biết bệnh:

  • Thương tổn da: Vùng da bị tổn thương có nhiều vẩy đỏ với vẩy trắng phủ lên nhau như sáp nến. Thường những vẩy này rất dày, kích thước to nhỏ khác nhau, nhiều lớp và xếp chồng lên nhau rất dễ bị bong tróc.
  • Thương tổn móng: Có nhiều bệnh nhân bị bệnh vẩy nến bị tổn thương ở móng tay và móng chân. Các móng ngả sang vàng đục, dễ gẫy và có chấm lỗ rỗ trên bề mặt.
  • Thương tổn khớp: Biểu hiện này thường sẽ gặp ở những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính, lệch khớp hay cứng khớp…bệnh nặng hơn sẽ làm cho người bệnh đi lại khó khăn, hay đau nhức khắp cơ thể.

Cách phòng và chữa trị bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thơi

Bệnh vẩy nến nên đi khám sớm.

  • Thuốc Tây y

Những loại thuốc trong Tây y nhằm có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp người bệnh có thể đề kháng tốt với bệnh vẩy nến, ngoài ra còn có công dụng ngăn ngừa bệnh vẩy nến trở lại.

Thuốc bôi dạng kem thuốc có tác dụng sát khuẩn, giúp làm bong vẩy, tái tạo vùng da bị viêm nhiễm mà không để lại sẹo. Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến này thường hợp với giai đoạn đầu bệnh vảy nến tức là trường hợp bệnh ở giai đoạn bị nhẹ

  • Thuốc Đông y

Trong Đông y có nhiều bài thuốc uống và thuốc tắm có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và tăng cường chức năng khử độc của gan, giúp tái tạo sức sống mới cho làn da cực hiệu quả.

Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới