Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Viêm họng hạt cũng là một dạng viêm họng mãn tính do lympo bào có nhiều trong niêm mạc họng phải làm việc liên tục trong một thời gian dài để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh dẫn đến lympo bào  ngày càng to ra trở thành các hạt.

Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Vậy bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không, có điều trị triệt để được không, cách điều là vấn đề được nhiều người quan tâm.Để mọi người, đặc biệt là những người đang bị viêm họng có được những hiểu biết cần thiết về căn bệnh này, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây :

 Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng hạt? 

Khi mắc phải, người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện  các biểu hiện như :

– Cảm thấy ngứa  và vướng víu trong cổ họng ,gâycảm giác khó chịu khi nói và ăn. Thường thì khi đó,để khắc phục tình trạng trên người bệnh chỉ cần hắng giọng là được. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên  sẽ trở thành một “tật” và có thể gây ảnh hưởng tới những người xung quanh và người bệnh. –Thường xuyên xảy ra ho khan không có đờm. Trường hợp bệnh nặng có thể gây ho kéo dài liên tục ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

– Đặc biệt, khi quan sát cổ họng bằng mắt thường sẽ thấy các hạt nhỉ như đầu đinh nối với nhau có màu đỏ và sưng tấy.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng hạt, dưới  đây là những nguyên nhân chính dẫn đến

– Do bệnh viêm mũi xoang mãn tính: khi bị viêm mũi viêm xoang nhất là bị viêm xoang sàng sau sẽ dẫn đến tiết ra nhiều dịch. Chất dịch nhầy này sẽ chảy từ các xoang xuống thành sau họng làm cho niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy này bao phủ  dẫn đến khó hoạt động để thực hiện chức năng tiêu diệt vi khuẩn khiến chúng phát triển lâu ngày làm họng bị viêm và trở thành các “hạt”.

– Do hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản :lượng acid mỗi lần trào lên ở những người mắc bệnh này sẽ làm giảm lượng PH của vùng họng khiến cho niêm mạc họng đang làm việc trong môi trường có kiềm tính nhẹ chuyển sang hoạt động trong môi trường acid – là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn hoạt động gây bệnh. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và lâu dài sẽ gây nên viêm họng hạt.

– Bệnh viêm họng hạt cũng thường xuất hiện kèm theo sau các bệnh rối loạn dạ dày ruột, rối loạn nội tiết, bệnh tiểu đường, suy gan, … ở người bệnh.

Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Nhiều người nghĩ rằng bệnh viêm họng hạt không nguy hiểm nên không cần điều trị, như vậy có đúng không?

Viêm họng hạt nếu không được chữa trị kịp thời, hiệu quả sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

– Gây áp xe hoặc viêm tấy vùng quanh cổ họng, gây viêm amidan

– Gây viêm xoang, viêm mũivà viêm tai giữa hoặc gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi

– Biến chứng nguy hiểm nhất có thể gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim, viêm ngoài màng tim, ,…

Điều trị viêm họng hạt thế nào?

Các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt thường không rõ ràng và ít thể hiện khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý nếu có những hiểu hiện trên thì cần đi kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị kịp thời,viêm họng hạt kéo dài sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn ,gần như không thể điều tri dứt điểm, bệnh hay tái phát. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục mà không được điều trị sẽ khiến cho cổ họng bị sưng to, từ ho không có đờm chuyển  sang ho có đờm máu,… có thể chuyển thành bệnh ung thư vòm họng rất nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính

Nguyên tắc điều trị

Chủ yếu là điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng, kết hợp điều trị các nguyên nhân bệnh lý toàn thân khi nghĩ tới.

Điều trị nguyên nhân

Điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA.

Điều trị hội chứng trào ngược: thuốc kháng H+: opmeprazol, lanzoprazol…, thuốc kháng H2: cimetidin, ranitidin…, kháng dopamin: domperidon…

Giảm bớt các kích thích như: hút thuốc lá, uống rượu.

Tổ chức phòng hộ lao động tốt, đeo khẩu trang đảm bảo khi lao động.

Điều trị tại chỗ

 Thể viêm họng xuất tiết: bôi, súc họng các thuốc làm se niêm mạc, kiềm tính, giảm viêm giảm đau: glycerine iod, SMC…

Thể viêm họng teo: bôi họng, súc họng bằng các thuốc (loại có iod loãng, thuốc dầu), hoặc bằng nước khoáng.

Khí dung họng: các dung dịch giảm viêm.

Nhỏ mũi, rửa mũi: bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu…

Điều trị triệu chứng

Thuốc làm lỏng chất nhầy như: bromhexin, acetylcystein…

Thuốc kháng viêm: alphachymotrypsin, lysozym…

Thuốc chống dị ứng: các thuốc kháng histamin như cetirizin, chlorapheniramin…

Thuốc giảm ho: thảo dược

Điều trị toàn thân

Thay đổi thể trạng: Điều trị thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể.

Uống vitamin C, A, D.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới