Bệnh xương thủy tinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chào các bác sĩ, tôi có người em họ mới sinh được đứa con gái đầu lòng nhưng không may cháu bé lại bị mắc bệnh xương thủy tinh. Tôi nghe nói là căn bệnh này rất nguy hiểm, không biết có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh này được không? Xin hãy tư vấn giúp.

Trần Lan Anh (Ba Vì, Hà Nội)

Bệnh xương thủy tinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh xương thủy tinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Trả lời

Chào bạn Lan Anh!

Cảm ơn bạn vì đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn của Y tế Việt Nam. Với thắc mắc “bệnh xương thủy tinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trước tiên, bạn Lan Anh cần phải hiểu xương thủy tinh hay còn gọi là bệnh giòn xương là bệnh lý có tên khoa học là Osteogenesis Imperfecta (OI). Khi mắc phải căn bệnh này, các sợi collagen của tế bào mô liên kết của người bệnh bị tổn thương làm cho xương bị giòn hơn và rất dễ bị gãy nứt ngay cả khi va chạm nhẹ.

Bệnh xương thủy tinh rất hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm và có tính di truyền cao, phần đa bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường không thể kiểm soát được và chỉ phát hiện khi có những triệu chứng của bệnh.

Người bệnh mắc phải bệnh xương thủy tinh ở các mức độ khác nhau thì có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, với thắc mắc “bệnh xương thủy tinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?” của bạn Lan Anh thì chúng tôi xin được khẳng định là cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm ra được phương pháp để điều trị dứt điểm và chữa khỏi hoàn toàn được bệnh xương thủy tinh.

Triệu chứng của bệnh xương thủy tinh
Triệu chứng của bệnh xương thủy tinh

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc phải bệnh lý xương thủy tinh hiện nay là 1/10.000 (rất hiếm), những trẻ em không may mắc phải căn bệnh này sẽ có tỷ trọng xương giảm sút ngay từ khi sinh ra, trường hợp nặng thì có thể bị gãy xương ngay từ khi trào đời và tử vong vào khoảng thời gian ngắn sau đó. Những trường hợp còn lại được phát hiện bệnh muộn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ thể của trẻ, làm giảm thính giác, sức bền và xương dễ bị gãy vụn chỉ với va chạm nhẹ…Dù trong trường hợp nào thì một khi đã mắc phải căn bệnh xương thủy tinh đều rất nguy hiểm.

Một số phương pháp điều trị bệnh xương thủy tinh

Mặc dù hiện nay y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp để điều trị triệt để bệnh xương thủy tinh nhưng người bệnh có thể sử dụng các phương pháp để ức chế quá trình phân hủy xương và giảm đau bằng cách:

Sử dụng thuốc: Nhóm thuốc thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương là nhóm bisphosphnate mà cụ thể là thuốc pamidronate. Bệnh nhân sử dụng thuốc bằng cách truyền trực tiếp vào tĩnh mạch 3 tháng/lần để tăng tỷ trọng xương, làm giảm các cơn đau nhức xương và hạn chế sự biến dạng hay gãy vụn xương ở người bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có chi phí khá cao nên trở thành gánh nặng lớn với bệnh nhân.

phương pháp điều trị bệnh xương thủy tinh
Phương pháp điều trị bệnh xương thủy tinh

Ngoài ra, còn có các phương pháp chỉnh hình và phương pháp phẫu thuật cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh xương thủy tinh và các triệu chứng gãy xương do bệnh gây ra.

Trong tương lai, các phương pháp ghép tủy xương hay liệu pháp gen sẽ được đưa vào thử nghiệm, nếu thành công thì sẽ mang lại niềm hy vọng mới cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi dành cho thắc mắc “bệnh xương thủy tinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?” của bạn Lan Anh, hy vọng bạn đã hiểu về căn bệnh này và tìm ra câu trả lời cho mình.

Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới