Bệnh xương thủy tinh và 4 điều nhất định phải biết về căn bệnh này

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh xương thủy tinh còn có tên gọi khác là bệnh tạo xương bất toàn hay bệnh giòn xương, là một trong những bệnh lý về xương vô cùng nguy hiểm, phức tạp và có thể di truyền.

Bệnh xương thủy tinh là gì?
Bệnh xương thủy tinh là gì?

Bệnh xương thủy tinh là gì?

Xương thủy tinh không phải là căn bệnh phổ biến nhưng lại vô cùng nguy hiểm và đang có chiều hướng gia tăng và lan rộng. Về lâm sàng, đây là tình trạng những khớp xương, đoạn xương trong cơ thể người bệnh giòn hơn so với xương bình thường và rất dễ gãy vụn (dù chỉ là va đập nhỏ). Nhiều trường hợp người bệnh chỉ cần hắt hơi thôi cũng khiến cho xương bị biến dạng và dẫn đến gãy xương.

Y học hiện đại đã nghiên cứu, phân tích và chia bệnh thành từng mức độ khác nhau như:

Nhóm tuyp 1: Đây là nhóm bệnh nhân mắc bệnh nhẹ nhất, cơ thể vẫn phát triển bình thường và chỉ gặp phải các vấn đề như vẹo cột sống, yếu cơ, gãy xương…

Nhóm tuýp 2: Khi mắc bệnh thuộc nhóm này, bệnh nhân có thể tử vong ngay khi trào đời hoặc chỉ sống được trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Nhóm tuýp 3: Trẻ em mắc bệnh xương thủy tinh từ khi còn trong bụng mẹ và bị gãy xương trước khi sinh ra.

Nhóm tuýp 4: Đây là nhóm trung gian giữa nhóm 1 và nhóm 3, xương có thể biến dạng tùy theo mức độ của bệnh.

Biểu hiện khi mắc phải bệnh xương thủy tinh
Biểu hiện khi mắc phải bệnh xương thủy tinh

Nguyên nhân gây ra bệnh xương thủy tinh

Các chuyên gia Y tế Việt Nam cho rằng, có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh xương thủy tinh ở người bệnh, cụ thể:

Do di truyền: Có thể bố mẹ không mắc phải căn bệnh này nhưng mang trong người gen lặn của căn bệnh mà con không may mắc bị nhiễm gen lặn này thì sinh ra sẽ mắc phải bệnh xương thủy tinh.

Do đột biến gen tự thân ở người bệnh.

Biểu hiện khi mắc phải bệnh xương thủy tinh

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có những dấu hiệu của bệnh xương thủy tinh khác nhau tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, cụ thể:

Nhóm tuýp 1:

  • Người bệnh sẽ có những dấu hiệu như cọng vẹo cột sống hoặc yếu cơ.
  • Củng mạc mắt có màu bất thường (tím hoặc xanh).
  • Thường hay bị gãy xương trong giai đoạn trước tuổi dậy thì.

Nhóm tuýp 2:

  • Vóc dáng của người bệnh xương thủy tinh nhỏ bé hơn người bình thường khác.
  • Bị gãy xương thường xuyên.
  • Nếu bệnh nhân sống được sau khi sinh ra thì sẽ bị rối loạn chức năng hô hấp và tử vong vào thời gian sau đó.

Nhóm tuýp 3:

  • Người bệnh bị gãy xương ngay từ lúc mới sinh ra.
  • Củng mạc mắt có màu xanh hoặc màu xám.
  • Giảm chức năng hô hấp.
  • Có dấu hiệu bất thường về răng.
  • Thính lực bị giảm.
Điều trị bệnh xương thủy tinh như nào?
Điều trị bệnh xương thủy tinh như nào?

Điều trị bệnh xương thủy tinh như nào?

Xương thủy tinh là bệnh lý nguy hiểm, cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để, tận gốc căn bệnh này. Những phương pháp điều trị hiện giờ chỉ có thể làm giảm mức độ tổn thương mà căn bệnh gây ra cho cơ thể người bệnh và kéo dài thời gian sống.

Người bệnh có thể điều trị bệnh xương thủy tinh bằng thuốc, bằng phương pháp chỉnh hình (nẹp, bó bột…) hoặc phương pháp phẫu thuật.

Một tin vui cho những người mắc phải bệnh xương thủy tinh là trong tương lại, liệu pháp gen và ghép tủy xương có thể sẽ mang lại niềm hy vọng cho người bệnh.

Trên đây là những kiến thức về bệnh xương thủy tinh mà người bệnh nhất định phải biết. Đây là bệnh lý mặc dù không phổ biến nhưng không “chừa” ai cả, tìm hiểu về căn bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới