Bị bỏng kiêng ăn gì để khỏi bệnh nhanh nhất và không để lại sẹo?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chào bác sĩ, con trai tôi bị bỏng nước sôi mức độ 1. Cháu không phải đến bệnh viện tuy nhiên vết bỏng đã 5 ngày nay mà vẫn sưng đỏ. Nhiều người nói do chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến vết bỏng lâu lành. Xin bác sĩ tư vấn bị bỏng kiêng ăn gì để cháu khỏi bệnh nhanh nhất và không để lại sẹo? Xin cảm ơn bác sĩ (Nguyễn Thùy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điều trị bỏng ở trẻ
Điều trị bỏng ở trẻ

Chào chị Thùy!

Cảm ơn  chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục, trong trường hợp câu hỏi của chị, chúng tôi có thể giải đáp như sau:

Bỏng là thương tổn gây ra ở da hoặc những tổ chức khác. Đây là tai nạn thường gặp có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như bỏng do nhiệt, điện, nước sôi, lửa hoặc bỏng hóa học…

Trong trường hợp con trai chị, cháu bị bỏng độ 1, tức là các vết thương chỉ dừng lại ở bề mặt da, không bị ảnh hưởng tới các lớp bên trong mô da và xương do đó bé có thể điều trị tại nhà. Chị cũng không cần quá lo lắng về tình trạng bỏng vì thông thường bỏng độ 1 sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày. Do đó việc đã 5 ngày mà vết thương vẫn còn đỏ rát là điều khó tránh khỏi. Các trường hợp bỏng độ II, III, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám chữa và điều trị theo hướng dẫn bác sĩ.

Đặc biệt các trường hợp bỏng nhẹ như cháu nhà chị Thùy, ngoài thực hiện các phương pháp điều trị theo tư vấn của bác sĩ thì việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết. Bởi có một số loại thực phẩm có tác động không tốt với vết thương do bỏng, có thể khiến vết thương lâu lành hoặc để lại sẹo. Do đó điều trị quan tâm bị bỏng kiêng ăn gì rất quan trọng.

Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị bỏng không nên ăn:

Thịt xông khói là thực phẩm người bị bỏng không nên ăn
Thịt xông khói là thực phẩm người bị bỏng không nên ăn

Thịt xông khói, bánh kẹo

Thịt xông khói và bánh kẹo là những thực phẩm có khả năng hút chất khoáng và vitamin E – những hợp chất cần thiết để tái tạo mô mềm. Do đó nếu chị cho con trai mình sử dụng các loại thực phẩm này trong quá trình điều trị bỏng nước sôi tại nhà thì nguy cơ kéo dài vết thương xảy ra nặng nề hơn.

Hải sản

Hải sản, đồ tanh là những thực phẩm được khuyên nên kiêng kị khi điều trị một số vết thương, bệnh lý, trong đó điều trị bỏng. Đây là thực phẩm tuy rất giàu năng lượng nhưng người bị bỏng nên kiêng ăn vì có thể gây ngứa ở vùng da bị bỏng, gây cảm giác khó chịu, trẻ nhỏ có thể gãi liên tục gây ra tình trạng vết thương bị lở loét, nhiễm trùng  nặng hơn.

Thịt gà, đồ nếp

Thịt gà và đồ nếp là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành,sẽ bị sưng và mưng mủ, đặc biệt là các vết thương đang trong giai đoạn ăn da non. Do đó chị Thùy nên hạn chế con trai mình ăn thực phẩm này để tránh bị viêm nhiễm, sẹo xấu khó bỏ.

Người bị bỏng không nên ăn thịt gà
Người bị bỏng không nên ăn thịt gà

Ăn rau muống

Với các vết thương ở ngoài da, bất kể hình thành từ các nguyên nhân nào đều vô cùng kỵ việc ăn rau muống. Rau muốn có tính nhuận tràng, sinh thịt da. Do đó ăn rau muống khi bị bỏng có thể để lại sẹo lồi. Thay vì rau muốn,  mẹ nên chọn các loại rau lành tính khác như rau bầu, bí đao, khoai tây…để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nhằm cung cấp chất xơ và vitamin cho trẻ.

Ngoài ra, còn một số thực phẩm khác mà chị Thùy nên lưu ý hạn chế cho con ăn như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, trứng, thịt bò… “Có kiêng có lành”, hạn chế những thực phẩm không tốt cho việc điều trị bỏng là cách để mẹ bảo vệ con khỏi các tác động xấu của bệnh đến tình trạng vết thương và sức khỏe của trẻ.

Trên đây là những tư vấn “bị bỏng nên ăn gì?” của bác sĩ. Mong rằng chị sẽ có cách chăm sóc con hiệu quả. Chúc bé nhanh khỏi bệnh!

Hoàng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới