Bí kíp chăm sóc bà bầu ba tháng đầu thai kỳ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn “kinh khủng” đối với nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ vừa phải học cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng trong bụng. Lúc này các mẹ cần  hiểu rõ cơ thể mình để có cách chăm sóc bản thân và con yêu tốt nhất.

3-thang-dau-thai-ky-ba-bau-nen-an-gi

Bí kíp chăm sóc bà bầu ba tháng đầu thai kỳ

Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ nhất (từ tuần 1 đến tuần thứ 4)

Mang thai tháng thứ nhất được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trở về sau 4 tuần. Thông thường, đến cuối tháng này, trứng được thụ tinh và đã làm tổ, thai nhi đã “an cư” trong bụng mẹ được 2 tuần tuy nhiên trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.

Ở giai đoạn này các mẹ bầu nên nhớ đừng cố chống lại những cơn mệt mỏi của mình. Nếu buồn nôn, hãy ăn các loại bánh nướng giòn có thể làm giảm chứng buồn nôn của bạn. Nếu được hãy sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Người chồng cần quan tâm đến vợ nhiều hơn, giúp vợ giảm bớt áp lực tâm lý, cần phải làm rất nhiều việc và dành nhiều thời gian ở bên vợ hơn. Nên cố gắng dành thời gian để đưa vợ đi khám thai theo định kỳ, một mặt là có thể chăm sóc cho vợ, mặt khác là để cho vợ cảm thấy ấm áp, vui vẻ. Trong thời kỳ này không được quan hệ tình dục, người chồng cần phải hiểu điều này.

Thai phụ nên tránh tia phóng xạ, không nên chụp X-quang bụng và ngực. và tránh một số thức ăn có thể dẫn đến sẩy thai như lô hội, cua, ba ba, hạt bo bo, cỏ sống đời,…và không nên tắm nước quá nóng (hơn 40oC).

ba-thang-dau-thai-ky3

Cách chăm sóc bà bầu

Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ hai (từ tuần 5 đến tuần thứ 8)

Trong tháng thứ 2 mẹ bầu thường có dấu hiệu tăng nhịp thở, cảm giác đầy hơi trong dạ dày. Đôi khi mệt lả, có thể táo bón, tiểu đường, kinh nguyệt bị ngưng lại, bắt đầu có các phản ứng như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… nhưng vẫn có một số thai phụ lại không hề có bất cứ phản ứng nào.

Do tác dụng của hóc môn và tử cung to ra làm ép bàng quang, nên số lần đi tiểu tiện của thai phụ bắt đầu tăng lên. Không nên nhịn tiểu, như thế sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngực lớn và nhạy cảm hơn trước, trọng lượng cơ thể tăng từ 0,9 – 1,4 kg, tinh thần thường bất an, lo âu, buồn bực, nóng nảy,… Thân nhiệt cao. Tình trạng này có thể kéo dài đến tuần thứ 15. Khi kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, nếu phát hiện thân nhiệt tụt xuống hoặc phản ứng mang thai của mình đột nhiên chấm dứt, thì có khả năng bị sẩy thai. Thai phụ cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

Tháng này, nguy cơ sẩy thai vẫn còn cao. Vì vậy, không được quan hệ tình dục. Vì thai nhi, người chồng phải biết tự kiềm chế, tuyệt đối không được trách vợ. Nên cố gắng duy trì nề nếp sinh hoạt, bảo đảm ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Tránh tắm quá lâu trong bồn nước nóng, nên tắm vòi sen để giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo. không nên đến những nơi đông người, đặc biệt là những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh cao, tránh tiếp xúc với động vật và người mắc bệnh truyền nhiễm

Dân gian thường có thói quen dùng những thức ăn có vị chua để giảm bớt cơn nôn nghén, thậm chí dùng những thuốc có tính axit để ngăn chặn cơn nôn. Đây là cách làm không đúng đắn. Hấp thu các chất có tính axit trong thời gian dài không những làm cho thai phụ dễ mắc một số bệnh nào đó mà còn ảnh hưởng đên sự phát triển của thai nhi.

thai-nhi-3-thang-dau

Các chăm sóc bà bầu tháng thứ 3

Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 3 (từ tuần 9 đến tuần thứ 12)

Trong tháng thư 3 này vẫn là thời kì dễ bị sẩy thai, vì sự kết hợp giữa lông tơ và nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, phải cẩn thận khi làm bất cứ chuyện gì.

Khi thai nhi được 12 tuần tử cung đã to bằng nắm tay. Bầu vú có cảm giác căng, đầu vú và quần vú càng sẫm màu hơn. Màu của âm hộ cũng sẫm hơn, chất phân tiết từ âm đạo càng nhiều và đặc hơn, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào, tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Da sẽ mất đi vẻ tươi sáng mà trở nên sẫm màu, xung quanh mắt và má xuất hiện những đốm nâu, những nốt tàn nhang vốn có sẽ trở nên sẫm hơn. Một đường sậm màu, gọi là đường đen, xuất hiện dọc giữa bụng do ảnh hưởng của nội tiết tố, và sẽ phai đi sau khi sinh.

Trong thời gian nà thai phụ nên tránh chải răng quá mạnh, nhưng phải luôn giữ vệ sinh răng miệng thật tốt. Khi tiểu hãy nghiêng người tới trước để nước tiểu ra hết, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng đi tiểu lắt nhắt. Đừng hạn chế uống nước, vì lúc mang thai bạn cần nhiều nước hơn bình thường. Cần mua vài chiếc áo ngực loại tốt, rộng rãi và mặc đúng cách. Hãy rửa mặt thường xuyên, ăn nhiều rau quả tươi và uống nhiều nước. Tích cực tham gia giáo dục thai nhi, mua cho thai nhi những đĩa nhạc giáo dục thai nhi, nói chuyện với thai nhi nhiều hơn

Tháng này vẫn thuộc giai đoạn dễ sẩy thai nên vẫn phải tránh những hoạt động có thể gây sẩy thai và vẫn không thể quan hệ tình dục. Không được sử dụng thuốc tuỳ tiện. Nhưng điều này không có nghĩa là phải cố chịu đựng khi cơ thể cảm thấy khó chịu, mà phải nhanh chóng đến bệnh viện và nói rõ tình hình cho bác sĩ biết để áp dụng những biện pháp điều trị khác.

Trên đây là những gì các ông bố bà mẹ cần làm chăm sóc mẹ và bé một cách tốt nhất.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới