Biện pháp giúp các sĩ tử thoát khỏi chứng rối loạn cảm xúc trong mùa thi

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Theo các Bác sĩ chuyên khoa tâm thần đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời điểm gần mùa thi số lượng trẻ đến khám vì chứng rối loạn cảm xúc trong mùa thi luôn tăng cao và có rất nhiều trẻ có những dấu hiệu của các bệnh lý về tâm thần nghiêm trọng”.

Rất nhiều sĩ tử mắc chứng rối loạn cảm xúc trong mùa thi

Rất nhiều sĩ tử mắc chứng rối loạn cảm xúc trong mùa thi

Áp lực thi của ảnh hưởng đến các sĩ tử như thế nào?

Các giảng viên đang giảng dạy Cao đẳng Điều Dưỡng chia sẻ thêm, việc các em phải chịu quá nhiều áp lực từ nhà trường, phụ huynh, thầy cô, điểm số,…làm cho rất nhiều em luôn ở trạng thái lo lắng kích thích, áp lực, …tình trạng này nneeus không được cải thiện sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn cảm xúc và nhiều các bệnh lý tâm thần nguy hiểm ở trẻ.

Có rất nhiều các em học sinh vì không chịu được những áp lực quá nặng nề này và không có sự hỗ trợ của gia đình và thầy cô nên đã phản ứng lại bằng những biểu hiện tiêu cực như nản chí, không học nữa mà bỏ nhà đi trốn để có thể trốn tránh những áp lực mà công việc học tập đem đến cho trẻ. Thậm chí rất nhiều em còn có dấu hiệu rối loạn tâm thần, nặng nề và cũng có rất nhiều sĩ tử còn có ý định tự tử.

Theo những tin tức y tế mà chúng tôi tổng hợp được, thì cuối năm 2015, nữ sinh T.T (theo học tại Trường trung học phổ thông Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tự sát để lại năm lá thư tuyệt mệnh khiến rất nhiều người đau xót. Nguyên nhân tự tử của T. xuất phát từ những áp lực thi cử quá lớn và kết quả thi cử không đáp ứng được yêu cầu của gia đình. Không chỉ có vụ việc đau lòng trên mà còn có rất nhiều những vụ tự tử thương tâm vì không chịu được áp lực thi cử.

Áp lực học hành quá lớn khiến các sĩ tử dễ rối loạn cảm xúc

Áp lực học hành quá lớn khiến các sĩ tử dễ rối loạn cảm xúc

Những biện pháp để các sĩ tử thoát khỏi chứng rối loạn cảm xúc trong mùa thi

Để điều trị cho những trẻ này, theo các Bác sĩ chuyên khoa tâm thần, việc đầu tiên mà chúng ta cần làm đó là nhanh chóng đưa trẻ thoát khỏi những áp lực đó, tập cho trẻ có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí.

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, vì vậy các bậc cha mẹ cần chủ động trong quá trình nuôi dạy con cái, cần chú ý tới việc giáo dục nhân cách và nâng cao bản lĩnh các con để con cái có thể vững vàng đối mặt với những áp lực trong đời sống và trong học tập. Các bậc cha mẹ cũng nên trang bị cho con kỹ năng sống vững vàng, giảm thiểu những stress không đáng có. Cha mẹ cũng phải nhìn nhận vào thực tế, vào năng lực thực sự mà con có, không nên đặt kỳ vọng quá cao, tạo cho con áp lực quá cao trong quá trình học tập và phát triển.

Cha mẹ nên động viên và quan tâm con trong suốt quá trình thi cử

Cha mẹ nên động viên và quan tâm con trong suốt quá trình thi cử

Theo các chuyên gia tâm lí, việc điều trị rối loạn tâm thần do áp lực học tập và cuộc sống đối với các sĩ tử thì cần phải dựa theo mức độ và tình trạng rối loạn của trẻ để điều trị sao cho phù hợp. Trong quá trình điều trị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, các Bác sĩ tâm lí, các Bác sĩ chuyên khoa tâm thần để đưa trẻ sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Cũng theo các thầy thuốc tư vấn của chúng tôi thì chứng rối loạn cảm xúc do áp lực học tập thi cử có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi thấy con trẻ có những dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chán nản, căng thẳng kéo dài thì cha mẹ hãy nhanh chóng đưa các em đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời tránh để bệnh tiến triển nặng gây khó khăn cho việc điều trị và gây tổn thương tâm lý nặng nề cho các sĩ tử.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới