Bộ trưởng chỉ ra yếu điểm khiến các trường khó tự chủ được đại học

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Với việc quyết định sẵn sàng từ bỏ mức điểm sàn đại họcBộ GD&ĐT đang nỗ lực giải quyết bài toán giáo dục đại học bấy lâu này. Nguyên được cho dẫn đến quyết định đó là vì cơ chế tự chủ đại học. Bỏ điểm sàn đồng nghĩa với việc các trường sẽ tự chủ được khâu tuyển sinh,  đây là 1 trong 3 khâu tự chủ quan trọng thiết yếu đó là tự chủ tuyển sinh – tự chủ tài chính – tự chủ nhân lực.

Bộ trưởng chỉ ra yếu điểm khiến các trường khó tự chủ được đại học
Bộ trưởng chỉ ra yếu điểm khiến các trường khó tự chủ được đại học

Bộ trưởng chỉ ra yếu điểm trong việc tự chủ đại học hiện nay

Tại Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ V, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ rõ: “Tự chủ đại học giúp tăng tính cạnh tranh giữa các trường và nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ công chức nhà trường. Song, mức độ thực hiện quyền tự chủ giữa các trường có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực tự chủ (đặc biệt là năng lực quản trị, năng lực đội ngũ) của từng trường.”

Đặc biệt khó khăn mà các trường đại học tự chủ đang mắc phải chính là các trường tại Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào Bộ GD-ĐT mà còn phụ thuộc vào các cơ quan chủ quản (các bộ, ngành hoặc UBND các địa phương đối với đại học ở các tỉnh). Một số các bộ ngành định hướng chiến lược phát triển trường, vô hình chung hạn chế quyền tự chủ của các trường. Mặc khác, một vấn đề là phát sinh quan hệ giữa Chủ tịch và Hội đồng trường với Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu cũng như Đảng ủy nhà trường…Tất cả những nguyên nhân trên đang khiến việc tự chủ đại học trở nên khó khăn nhất là ở các trường Công và nó đang ảnh hưởng tới cả công tác giáo dục tuyển sinh hiện tại.

Bài toán tự chủ đại học bắt nguồn từ khâu tuyển sinh
Bài toán tự chủ đại học bắt nguồn từ khâu tuyển sinh

Bài toán tự chủ đại học bắt nguồn từ khâu tuyển sinh

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017, Bộ cũng đã xác định tăng cường quyền tự chủ của các trường, điển hình là tự chủ trong tuyển sinh, đồng thời tăng cường “hàng rào kỹ thuật” để các trường đại học phải có trách nhiệm. Các trường đại học khi công bố đề án tuyển sinh thì phải công khai điều kiện đảm bảo chất lượng. “Bộ GD-ĐT sẽ không giới hạn đầu vào tuyển sinh, nhưng các trường phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng để xã hội biết và giám sát. Khi tuyển sinh phải công khai bao nhiêu sinh viên/ 1 giáo viên, để xã hội giám sát”.

Tự chủ gắn với kiểm định chất lượng để tránh tình trạng nhiều trường quảng cáo rất hoành tráng nhưng chất lượng kém khiến học sinh, phụ huynh bị lừa giữa mê hồn trận thông tin quảng bá. Chúng ta áp dụng tư duy “quản trị nhà trường” chứ không phải “quản lý nhà trường” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ GD&ĐT cũng chủ trương tiến tới đưa các trường ra ngoài các đơn vị trực thuộc và như vậy, Hội đồng trường sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật trước dư luận, trước xã hội. Chỉ có như thế thì mới đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo đại học. Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hiện nay hội đồng trường vẫn chưa có thực quyền nhưng tới đây, khi thực hiện tự chủ đại học thì phải tìm ra mô hình để các hội đồng trường có thực quyền, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của trường.

Lam hạ: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới