Bỏng là gì? Những kiến thức cần phải biết về bỏng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống. Bất cứ đối tượng nào cũng có khả năng bị bỏng. Nếu không được điều trị kịp thời, bỏng có thể dẫn đến những di chứng nặng nề, thậm chí gây dị tật hoặc tử vong.

Bỏng là gì?

Bỏng không phải một bệnh mà là một chấn thương dễ gặp trong sinh hoạt. Bỏng tác động trực tiếp lên da gây bỏng rát, tổn thương da nghiêm trọng. Khiến các tế bào mô da bị chết. Tùy vào từng mức độ bỏng mà mức thương tổn trên da khác nhau, có thể chỉ là vết thương nhỏ hoặc nguy hiểm hơn là thương tổn toàn bị da dẫn đến tử vong.

Tác động của bỏng lên mô da
Tác động của bỏng lên mô da

Các mức độ của bỏng

Dựa vào mức độ nghiêm trọng từ các tổn thương trên mô mà bỏng được chia thành các mức độ sau:

  • Bỏng mức độ  I: Ở mức độ này, da chỉ bị tổn thương lớp biểu bì, gây cảm giác đỏ và rát nhẹ.
  • Bỏng mức độ II: Khi bị bỏng sang mức độ 2 ảnh hưởng đến lớp hạ bì của da. Người bị bỏng sẽ có cảm giác đau rát, vết bỏng đỏ và có mụn nước.
  • Bỏng mức độ III: Khi bỏng đã ở mức độ 3 nghĩa là tất cả lớp da đều bị tổn thương và có thể lan ra xương, cơ và các dây chằng. Người bị bỏng độ III cần đến khám ở các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn điều trị.
  • Bỏng mức độ IV: Đây là mức độ cao nhất và nghiêm trọng nhất của bỏng, nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây tử vong. Ở mức độ này, bỏng đã lan truyền từ da đến các cơ, xương và cả dây thần kinh, có thể làm cháy đen da, nếu bỏng trên mật độ lớn ở cơ thể, người bị bỏng có nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây bỏng

Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng
Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng

Bỏng có thể bắt nguồn từ bất cứ hoạt động nào trong đời sống. Một số nguyên nhân gây bỏng chính bao gồm:

  • Bỏng nhiệt: Bỏng nhiệt bắt nguồn do các chất nóng gây ra như lửa, nước sôi, than đang cháy… Đây là nguyên nhân gây bỏng chủ yếu.
  • Bỏng lạnh: Ít ai biết rằng, da tiếp xúc với những chất lạnh như gió, tuyết, điều kiện ướt…cũng có thể gây ra bỏng.
  • Bỏng điện: Bỏng điện là trường hợp bỏng nguy hiểm nhất bởi tỉ lệ tử vong cao. Bỏng điện bắt nguồn do bị sét đánh hoặc nguồn điện.
  • Bỏng hóa chất: Các hóa chất độc hại tồn tại ở thể rắn hoặc khí có thể dẫn đến bỏng. Một số gia vị thông thường như ớt, tiêu..cũng có thể là nguyên nhân gây bỏng.
  • Bỏng ma sát: Việc tiếp xúc với bề mặt cứng với vận tốc mạnh có thể gây ra bỏng như bị lôi dưới đường, thảm, sàn…
  • Bỏng bức xạ: Bỏng bức xạ do ánh nắng mặt trời, xạ trị ung thư, tia cực tím…

Sơ cứu khi bị bỏng

Để kiểm soát vết bỏng hiệu quả, bạn có thể áp dụng các biện pháp sơ cứu sau đây trước khi đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất:

Khi bị bỏng, cần ngay lập tực để vết bỏng ngâm vào nước lạnh 10-15 phút để khống chế đơn đau. Sau đó lấy khăn sạch chườm nước mát vào vế thương, tháo bỏ các vật trên tay như nhẫn, vòng…Dùng thuốc mỡ xoa lên các mụn nước do bỏng gây ra, đắp bông gạc để tránh vết thương bị nhiễm trùng.

Các thuốc cần có trong tủ thuốc nhà bạn để điều trị bỏng: kem dưỡng ẩm, gel lô hội.. có công dụng làm dịu vết bỏng. Thuốc ibuprofen, naproxen, acetaminophen…giúp giảm đau hiệu quả trước khi đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Sơ cứu bỏng trước đi đưa đến cơ sở y tế
Sơ cứu bỏng trước đi đưa đến cơ sở y tế

Làm thế nào để điều trị bỏng?

Khác với các bệnh lý thông thường, để điều trị bỏng không cách nào ngoài sơ cứu và đưa đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn điều trị tùy vào nguyên nhân gây bỏng và tình trạng bỏng.

Người bị bỏng không được tự ý điều trị có thể làm vết bỏng càng nặng thêm hoặc dẫn đến nhiễm trùng, phát sinh các bệnh khác.

Bỏng tuy không phải là một bệnh nhưng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Phòng hơn chữa, ngăn ngừa bỏng xảy ra không có một nguyên tắc nhất định mà phụ thuộc vào sự cẩn thận, kỹ lưỡng trong mọi hoạt động của mỗi người.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới