Bỏng lạnh – căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vào mùa lạnh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhắc đến bỏng, ngoài các nguyên nhân thông thường như do lửa, điện, hóa chất…còn có một nguyên nhân mà ít người nghĩ tới: bỏng do lạnh! Bỏng lạnh tuy không xảy ra nhiều nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.

Nếu như các nguyên nhân gây bỏng khác luôn rình rập mọi lúc mọi nơi, thì bỏng lạnh chỉ xuất hiện vào mùa đông ở các vùng lạnh, khi khí hậu ngoài trời giảm sâu và điều kiện giữ ấm không tốt khiến cơ thể con người không kịp thích nghi. Đối tượng dễ bị bỏng lạnh nhất là người già, trẻ nhỏ và những người thường xuyên làm việc ở điều kiện nhiệt độ thấp. Những kiến thức dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về loại thương tổn nguy hiểm này.

Bỏng lạnh là một triệu chứng nguy hiểm
Bỏng lạnh là một triệu chứng nguy hiểm

Thế nào là bỏng lạnh?

Bỏng lạnh là một thương tổn xuất hiện khi cơ thể người tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp khiến các mô sống bị đông cứng. Các vị trị dễ bị tổn thương nhất là mũi, tai, bàn tay và bàn chân.

Nếu bỏng lạnh ở mức độ nghiêm trọng có thể khiến các mô không thể phục hồi, người bệnh vĩnh viễn bị mất da, ngón chân, ngón tay…dẫn đến dị tật. Khi tiết trời trở lạnh, tất cả chúng ta đều có nguy cơ nhiễm bỏng lạnh. Tuy nhiên khi bỏng lạnh ở mức độ nhẹ, mức hư tổn chưa sâu, nếu được điều trị kịp thời sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Dấu hiệu của bỏng lạnh là gì?

Có thể nhận biết cơ thể đã bị bỏng lạnh khi có các dấu hiệu: da lạnh, tê, nhói đau như bị kim châm, đỏ, xúc giác giảm… Đây là giai đoạn đầu của bỏng lạnh mà hầu như ai cũng mắc vào mùa lạnh. Chỉ cần giữ cơ thể được ủ ấm, vết thương sẽ nhanh phục hồi và trở lại hoạt động bình thường.

Khi bỏng ở mức độ nặng hơn, da người bệnh chuyển màu nhạt hoặc trắng, xuất hiện các đốm nhỏ màu xanh hoặc tím. Khi chạm vào vùng hư tổn, có cảm giác đau rát và sưng đỏ. Ngay cả khi được làm ấm kịp thời, bỏng lạnh vẫn để lại các biến chứng như vết phồng rộp, vùng da bị đen, xám đậm hoặc xanh (do các mô chết bị thối để lại).

Bỏng lạnh chuyển sang giai đoạn cuối khi tất cả các lớp da đều bị ảnh hưởng. Người bệnh không còn cảm giác lạnh, đau hay tất cả xúc giác khác mà chỉ còn thấy tê. Không thể cử động khớp. Các mô chết chuyển sang màu đen và cứng sau 24-48 giờ. Nếu không được điều trị kịp thời dưới chỉ dẫn của bác sĩ có thể để lại nhiều hiệu quả nghiêm trọng.

Bỏng lạnh xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá thấp
Bỏng lạnh xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá thấp

Đâu là nguyên nhân gây bỏng lạnh?

Không chỉ thời tiết lạnh giá mới gây ra bỏng lạnh, bỏng lạnh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc với nước đá, chất lỏng lạnh đột ngột.
  • Cơ thể không được giữ ấm để chống chọi lại với thời tiết, gió rét.
  • Hoạt động trong điều kiện thời tiết lạnh quá lâu. Theo các nghiên cứu, cơ thể con người sẽ bị bỏng lạnh ngây lập tức nếu ở trong nhiệt độ dưới -150 độ C.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bỏng lạnh?

Theo các bác sĩ thì phương pháp điều trị tốt nhất là phòng bệnh. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết và đảm bảo an toàn cho trẻ em, trông chừng trẻ em cẩn thận.

Uống thật nhiều dung dịch không chứa cồn và caffeine. Hạn chế tiếp xúc với cái lạnh nếu có thể.

Nếu bỏng lạnh xảy ra, tìm nơi trú và hơi ấm ngay lập tức. Ngâm vùng da bị ảnh hưởng trong nước ấm 40 độ C là tốt nhất. Không dùng nước nóng vì nước nóng có thể làm cho vết thương trầm trọng hơn. Nếu có thể, làm ấm lại toàn bộ cơ thể, uống nhiều nước và giơ cao vùng da bị bỏng lạnh sau khi làm ấm lại.

Giữ ấm cơ thể ngăn ngừa bỏng lạnh
Giữ ấm cơ thể ngăn ngừa bỏng lạnh

Làm thế nào để phòng ngừa bỏng lạnh hiệu quả?

Bỏng lạnh chỉ xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với cái lạnh đột ngột. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa bỏng lạnh nếu đảm bảo bản thân luôn được giữ ấm. Ngoài ra, để phòng ngừa bỏng lạnh, có một số biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước, tuy nhiên không nên uống các loại nước có cồn.
  • Để tránh nhiễm trùng cho vùng da bị bỏng, cần nâng cao vùng da sau khi được điều trị, làm ấm.
  • Hãy làm ấm toàn bộ cơ thể, đảm bảo mọi bộ phận đều được ủ ấm khi tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời những ngày lạnh.
  • Khi nhiễm lạnh, cần cởi bỏ quần áo ẩm, chỉ mặc quần áo đã khô ráo.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bỏng lạnh hiệu quả.

Bảo vệ cơ thể mùa đông không chỉ giúp ngăn ngừa bỏng lạnh mà còn hữu hiệu với nhiều bệnh lý khác, giữ ấm cơ thể, mặc ấm khi ra đường, không uống nước lạnh…là những điều đơn giản mà ai cũng nên nhớ để mùa đông trôi qua thật ấm áp và an toàn.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới