Bỏng lạnh là gì? Bỏng lạnh có nguy hiểm không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chào bác sĩ. Cháu là sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, khi tìm hiểu về bỏng cháu được biết còn một thể khác là bỏng lạnh. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu bỏng lạnh là gì và bỏng lạnh có nguy hiểm không? Cháu xin cảm ơn! (Hoàng Hà, Hà Nam)

Da bong tróc khi bị bỏng lạnh
Da bong tróc khi bị bỏng lạnh

Chào bạn Hoàng Hà!

Câu hỏi của cháu là một câu hỏi rất thú vị! Bỏng lạnh là một thể của bỏng, tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ về chứng bệnh này dù những nguy cơ bị bỏng lạnh trong cuộc sống là rất lớn. Sau đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích cho cháu và bạn đọc kỹ càng hơn về “bỏng lạnh là gì?” và “bỏng lạnh có nguy hiểm không?

Bỏng lạnh là gì?

Bỏng lạnh là tai nạn xảy ra khi da con người tiếp xúc với nhiệt.Tuy nhiên thay vì nhiệt độ cao (dầu mỡ đang đun, bô xe máy, nước sôi…) gây ra tai nạn bỏng thông thường, thì bỏng lạnh có nguyên nhân do nhiệt độ thấp.

Khi gặp lạnh quá mức chịu đựng của cơ thể, các mạch mạch co lại, không thể truyền chất dinh dưỡng gây hiện tượng phù nề, hoại tử da ở vùng da bị tổn thương, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.

Trong trường hợp con người ở trong môi trường lạnh quá trong thời gian dài, bỏng lạnh khiến thân nhiệt hạ thấp đột ngột, gây hôn mê, co giật và có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bỏng lạnh là chứng bệnh cực nguy hiểm
Bỏng lạnh là chứng bệnh cực nguy hiểm

Các cấp độ của bỏng lạnh

Giống như bỏng da thông thường, bỏng lạnh được chia làm các cấp độ bỏng lạnh như sau:

  • Cấp độ 1: Các thương tổn xuất hiện trên bề mặt da, người bỏng lạnh bị ngứa, đau, vùng da bị bỏng biến đổi từ trắng sang đỏ vàng, mất cảm giác nóng lạnh.
  • Cấp độ 2: Các tổn thương trên da ở mức cứng lại. Xuất hiện bọng nước. Vùng da bị bỏng chuyển sang màu đen và cứng. Mất cảm giác nóng lại và khó phụ hồi trước 1 tháng.
  • Cấp độ 3 – 4: Đây là cấp độ bỏng nặng có thể dẫn tới tổn thương nặng nề do da. Ở cấp độ bỏng này, vết thương ăn sâu và mô, gân, cơ, thần kinh, mạch máu…Nếu không điều trị kịp thời có thể tiến tới hoại tử, cụt chi…

Như vậy từ các cấp độ trên, chúng ta biết được “bỏng lạnh có nguy hiểm không?” và sự tác động không nhỏ tới sức khỏe con người. Bỏng lạnh tuy ít xảy ra. Tuy nhiên nếu không nắm vững kiến thức về bệnh, con người sẽ khó lòng đối phó kịp thời dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Nhiệt độ thấp là nguyên nhân gây bỏng lạnh
Nhiệt độ thấp là nguyên nhân gây bỏng lạnh

Các nguyên nhân gây bỏng lạnh

Nhiệt độ thấp là nguyên nhân chính dẫn tới bỏng bệnh. Việt nhiệt độ giảm mạnh đột ngột hoặc băng giá kéo dài có thể khiến cơ thể hoặc 1 vùng cơ thể không thể chịu được, gây ra bỏng lạnh.

Đối tượng chính của bệnh là công nhân làm việc trong thời tiết lạnh giá, người làm việc trong các phòng đông lạnh, bê hàng đá lạnh, kho lạnh…

Có thể nhận biết bỏng lạnh qua biểu hiện: rát đỏ, mất cảm  giác nóng lạnh, tê bì vùng da bị bỏng và có màu tím thẫm, sốt, nhức đầu, sưng nề và nổi mụn nước.

Giữ ấm cơ thể là cách phòng ngừa bỏng lạnh hiệu quả
Giữ ấm cơ thể là cách phòng ngừa bỏng lạnh hiệu quả

Làm cách nào để phòng ngừa bỏng lạnh

Khi biết được bỏng lạnh là gì, chắc hẳn nhiều người lo lắng về tình trạng cơ thể, đặc biệt những ngày giá rét cuối đông. Vậy làm cách nào để phòng ngừa cảm lạnh?

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, cách duy nhất để phòng ngừa cảm lạnh là hãy giữ ấm cơ thể, đi găng tay, đội mũ, mặc ấm trong mùa lạnh để phòng ngừa cảm lạnh. Chú ý những bộ phận cần được giữ ấm nhất cơ thể bao gồm bàn tay, bàn chân, cổ, tai…Khi bị dính mưa mùa lạnh, cần lập tức thay quần áo tránh để nước ngấm vào cơ thể.

Có thể phòng ngừa cảm lạnh bằng cách ngâm tay chân vào nước ấm 37 độ pha thêm muối để làm ấm cơ thể, co giãn mạch ngay khi có các dấu hiệu của bỏng lạnh. Trường hợp bỏng nặng cần làm ấm rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bác sĩ.

Trang bị lò sưởi, túi chườm, quạt sưởi…mùa lạnh để tăng nhiệt độ trong phòng giúp giữ ấm cho cơ thể.

Trên đây là những giải đáp “bỏng lạnh là gì?” và mức độ nguy hiểm của bỏng lạnh. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn Hoàng Hà trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Chúc cháu bạn khỏe mạnh!

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới