Bỏng nước sôi bôi thuốc gì để vết thương mau lành?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 3,75 trong tổng số 5)
Loading...

Bỏng nước sôi bôi thuốc gì để đối phó với loại tai nạn do bỏng thường gặp này là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là những tư vấn sử dụng thuốc trị bỏng theo gợi ý của bác sĩ.

Bỏng nước sôi bôi thuốc gì để vết thương mau lành?
Bỏng nước sôi bôi thuốc gì để vết thương mau lành?

Bỏng nước sôi bôi thuốc gì?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bỏng mà người bệnh có thể lựa chọn những loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên do vết thương bỏng có thể ảnh hưởng sâu đến các tế bào da, do đó việc sử dụng thuốc điều trị bỏng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và chỉ dùng trong trường hợp bỏng nước sôi thông thường. Trong trường hợp bỏng nặng, việc điều trị vết thương cần được thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các loại thuốc điều trị bỏng chính bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp bỏng nhẹ với các vết thương bên ngoài da, có thể dùng các loại thuốc giảm đau như: thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) diclophenac, paracetamol, ibuprofen để làm dịu vết thương, giảm cảm giác đau rát cho người bệnh.
  • Thuốc sát trùng ngoài da: Dùng để tránh nhiễm trùng vết thương. Với những người không biết bỏng nước sôi bôi thuốc gì thì đây là loại thuốc không thể quên. Các dung dịch sát trùng chính bao gồm: oxy già, cetrimide, chlor hexidine, povidone-iodine.
  • Thuốc kháng sinh: Bao gồm kháng sinh tác dụng toàn thân: nhóm beta – lactamin, nhóm aminoglycosid, nhóm quinolon và kháng sinh tác dụng tại chỗ như kem bôi, thuốc mỡ có chứa các thành phần neomycin, sulfadiazine bạc và polymycin dùng để điều trị trực tiếp lên vết bỏng.
Điều trị bỏng theo tư vấn của bác sĩ
Điều trị bỏng theo tư vấn của bác sĩ

Các bước xử lý bỏng nước sôi

Để điều trị bỏng nước sôi tại nhà hiệu quả và không để lại sẹo, trước khi dùng thuốc điều trị, hãy nhanh chóng xử lý vết thương bằng các bước sau:

  • Ngâm vết thương hoặc xả dưới vòi nước mát liên tục trong vòng 15 – 20 phút để làm mát vết thương.
  • Cởi bỏ quần áo và tư trang vùng da bị bỏng nhanh chóng trước khi vết thương bị phồng rộp.
  • Giữ sạch vùng da bị bỏng trong vòng 24h sau khi bị thương.
  • Bôi thuốc điều trị bỏng sau 24h theo hướng dẫn bỏng nước sôi bôi thuốc gì của bác sĩ.
  • Rửa vết bỏng bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý mỗi ngày để sát trùng cho vết thương sau đó lau khô bằng khăn sạch.
  • Có thể làm dịu vết bỏng bằng lá nha đam hoặc kem có tinh chất nha đam trong trường hợp bỏng nhẹ.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng thực đơn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng. Lưu ý những thực phẩm mà người bị bỏng nên ăn và không kiêng
  • Xử lý vết phồng do bỏng bằng cách dùng băng gạc băng nhẹ vết phồng rộp để tránh vết thương bị chà xát có thể bị bị vỡ.
Làm dịu vết bỏng bằng nước mát
Làm dịu vết bỏng bằng nước mát

Lưu ý khi bôi thuốc điều trị bỏng nước sôi

Việc điều trị bỏng không đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng vết thương, nghiêm trọng hơn và hoại tử da, sốc bỏng và nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó việc điều trị bỏng cần phải thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng thuốc điều trị bừa bãi, tránh trường hợp vì không biết bỏng nước sôi bôi thuốc gì mà “có bệnh vái tứ phương”, nghe lời khuyên nhiều người dẫn đến việc dùng thuốc sai cách, không những bệnh không thuyên giảm mà quá trình điều trị bệnh càng trở nên phức tạp hơn.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bỏng có thể gây ra một số biến chứng như nấm candida ở da, miệng, rối loạn cân bằng đường ruột…

Tuyệt đối không nên áp dụng các phương pháp truyền miệng dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị bỏng.

Việc điều trị bỏng sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường, do đó bệnh nhân bỏng và người thân hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên gia để được tư vấn bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì để có thể chữa lành vết thương nhanh chóng và an toàn nhất.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới