Bức tranh toàn cảnh tình trạng tai biến Y khoa năm 2016

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Năm 2016 là năm của tình trạng tai biến Y khoa, hàng loạt các ca tử vong xảy ra đối với đủ mọi lứa tuổi tạo nên một bức tranh màu đen trong nền Y học Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề cấp bách mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang tiếp tục xây dựng Thông tư về quản lý rủi ro trong Y khoa sẽ ban hành vào năm 2017.

Tai biến Y khoa là nỗi sợ hãi đối với bệnh nhân và bác sĩ
Tai biến Y khoa là nỗi sợ hãi đối với bệnh nhân và bác sĩ

Tai biến Y khoa – Nỗi ám ảnh không chỉ đối với bệnh nhân

Hiện nay, do điều kiện phát triển nên nền Y học của Việt Nam chưa thực sự có những bước tiến vượt bậc, các dụng cụ phẫu thuật, cơ sở máy móc còn thô sơ và không đảm bảo vô trùng. Bên cạnh đó việc đào tạo chuyên môn ngay từ ban đầu đối với những sinh viên đang theo học các hệ Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp đều không có sự đầu tư. Việc giảng dạy còn mang tính chất chống đối dẫn đến đầu ra kém chất lượng, không có trình độ chuyên môn cao.

Hơn nữa trong ngành Y tế nói chung và các lĩnh vực khác, tình trạng nhận người thân người quen vào để có một trí vẫn thường diễn ra, khiến cho việc chọn lọc những bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao thường bị loại bỏ. Chính vì vậy tình trạng tai biến Y khoa xảy ra tại các cơ sở Y tế là điều dễ hiểu.

Tai biến Y khoa là điều xảy ra ngoài ý muốn đối với các bác sĩ
Tai biến Y khoa là điều xảy ra ngoài ý muốn đối với các bác sĩ

Cụ thể hơn, thai phụ N.T.H (23 tuổi, Ứng Hòa, Hà Nội) mang thai lần đầu nhập viện ngày 17/12/2016 trong tình trạng thai đa ối và được các bác sĩ tại đây tiến hành sinh mổ. Lúc chào đời bé nặng 4,9kg nhưng lại có hiện tượng thở khò khè nên được các bác sĩ hút rãi và nhỏ nước muối sinh lý. Tuy nhiên đến chiều trẻ có những hiện tượng tím tái, sặc sữa và được chuyển lên bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu.

Tại đây, bé được chẩn đoán suy hô hấp cấp độ 3, viêm phế quản nặng và được theo dõi tình trạng nhiễm trùng huyết. Bé có hiện tượng da tím tái, co kéo hô hấp. Điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn đến ngày 20/12 thì tình trạng không cải thiện, gia đình xin về và trẻ tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định do trẻ bị mắc bệnh lý học bẩm sinh.

Tiếp theo đó là trường hợp hai bệnh nhân tử vong sau khi gây mê phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Trí Đức (Hà Nội) vào ngày 25/12/2016. Hai bệnh nhân đều thực hiện những tiểu phẫu là cắt amidan và tiểu phẫu tuyến giáp. Tuy nhiên sau khi gây mê cả hai bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ và đã tử vong trước khi chuyển đến bệnh viện Bạch Mai.

Tiếp đến, ngày 27/12/2017, trường hợp bệnh nhân tử vong tại Long An sau khi tiêm thuốc kháng sinh, và mới đây nhất là trường hợp để quên panh trong bụng người bệnh 18 năm mới được phát hiện. Đây là trường hợp của ông Ma Văn Nhật 54 tuổi- Bắc Kạn.

Nguyên nhân tai biến Y khoa từ đâu nên chuyện?

Như đã nói phía trên, ngành Y tế của nước ta còn chưa phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất không được đầu tư cũng như các dụng cụ kỹ thuật, phòng ốc không được đảm bảo vô trùng. Người bác sĩ ngoại khoa dù có kiến thức giỏi đến mấy nhưng trang thiết bị không đầy đủ thì khi cấp cứu bệnh nhân không đạt hiệu quả tối ưu cũng là điều dễ hiểu.

Không ai muốn tai biến Y khoa xảy ra trong quá trình điều trị, trong những số trường hợp dẫn đến tử vong thì đa số người nhà bệnh nhân đều nghi ngờ và đổ lỗi cho sự tắc trách của bác sĩ dẫn đến tình trạng đơn thư gửi đến các cơ quan ban ngành để điều tra, có trường hợp hành hung cả bác sĩ ngay tại bệnh viện. Tuy nhiên ít ai biết được nguyên nhân dẫn đến tai biến Y khoa là rủ ro ngoài ý muốn.

Bộ trưởng Bộ Y Tế sắp ban hành Thông tư hạn chế rủi ro trong Y khoa
Bộ trưởng Bộ Y Tế sắp ban hành Thông tư hạn chế rủi ro trong Y khoa

Có thể nói trong một góc khuất nào đó của nghề Y, hàng đêm các bác sĩ còn phải đối diện với chính lương tâm nghề của mình khi để xảy ra rủi ro đối với bệnh nhân. Không một bác sĩ nào muốn tình trạng tai biến Y khoa xảy ra, nếu như một môi trường tốt, đầy đủ trang thiết bị, trình độ quản lý cao, điều kiện làm việc tốt thì sẽ hạn chế được rủi ro cho bệnh nhân. Gần như không có một quy định nào để bảo vệ cho bác sĩ khi ngay trong bệnh viện bác sĩ cũng gần như bị bỏ rơi, cô độc.

“Nghề Y là cái nghiệp, cho dù như thế nào thì người bác sĩ cũng mong người nhà và bệnh nhân hiểu mình, Nhà nước có một cơ chế pháp luật nào đó để các bác sĩ yên tâm công tác” – Một bác sĩ tại bệnh viện chia sẻ. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết Bộ cũng đang tiếp tục xây dựng Thông tư về quản lý rủi ro trong sự cố Y khoa. Đặc biệt chú trọng hơn trong việc quản lý chất lượng các bệnh viện và đánh giá, kiểm định chất lượng một cách khách quan và chuẩn hóa.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới