Buồng trứng đa nang- nguyên nhân làm giảm cơ hội làm mẹ của chị em phụ nữ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Buồng trứng là một bệnh liên quan đến hormone thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bệnh có tác động xấu đến khả năng sinh sản, gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng khác cho bệnh nhân.

Buồng trứng đa nang- nguyên nhân làm giảm cơ hội làm mẹ của chị em phụ nữ

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Đa nang buồng trứng là tình trạng buồng trứng có nhiều nang nhỏ do nồng độ hormone sinh dục nam cao trong khi lượng hormone sinh dục nữ lại thấp, khiến việc rụng trứng trở nên bất thường. Nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormone, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, tim mạch và rối loạn sinh sản.

Dấu hiệu nhận biết buồng trứng đa nang

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều hoặc kéo dài là dấu hiệu điển hình nhất của buồng trứng đa nang.

Khó có khả năng mang thai

Hay bị các bệnh da liễu: mụn trứng cá, mảng da sẫm màu.

Mọc lông nhiều trên mặt, trên ngực, bụng, lưng hoặc bắp đùi.

Dễ bị trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng thất thường.

Tăng cân, béo phì, tóc rụng nhiều.

Nguyên nhân gây ra buồng trứng đa nang

  1. Di truyền: bệnh này do một số gen nhất định có liên quan với hội chứng buồng trứng đa nang gây ra.
  2. Kháng insulin: làm gia tăng sản xuất androgen cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng, gây ra tình trạng mụn trứng cá và rụng tóc.
  3. Chế độ ăn uống : ăn nhiều tinh bột đường cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng đa nang buồng trứng.

Biến chứng của buồng trứng đa nang?

Tiểu đường: Hơn 50% phụ nữ bị buồng trứng đa nang mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường do rối loạn điều hòa hormone estrogen và lượng insulin trong cơ thể.

Tăng huyết ápvà cholesterol: những người bị buồng trứng đa nang có  lượng cholesterol xấu (LDL) nhiều hơn cholesterol tốt (HDL) tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ngưng thở khi ngủ: bệnh nhân thường bị béo phì hoặc thừa cân. Điều này gây nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ, trầm cảm và dễ lo âu

Ung thư nội mạc tử cung: rối loạn hormon và rụng trứng thất thường tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung.

Phương pháp điều trị buồng trứng đa nang?

Buồng trứng đa nang không thể điều trị triệt để mà chỉ điều trị triệu trứng. Dựa vào mục đích có thể  chia thành 2 cách điều trị

Điều trị giúp tăng khả năng mang thai:

  1. Giảm cân: việc giảm cân làm tăng khả năng rụng trứng, chu kỳ kinh đều đặn hơn, nên ăn uống giàu chất xơ, ít tinh bột đường và vận động hợp lý.
  2. Dùng thuốc tăng khả năng thụ thai và kích thích rụng trứng: clomiphene, letrozole, metformin, gonadotropins…
  3. Phẫu thuật buồng trứng: nếu dùng thuốc không hiệu quả bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật, có khoảng 50% phụ nữ mang thai trong vòng một năm kể từ khi phẫu thuật.
  4. Thụ tinh trong ống nghiệm: nếu thất bại với 3 phương pháp trên thì thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được xem là phương pháp tối ưu.

Điều trị để điều hòa chu kì kinh nguyệt

Dùng thuốc tránh thai để điều hòa nội tiết tố, giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều hơn, giảm các triệu chứng nam hóa, giảm tình trạng mụn trứng cá, lông rậm.

  1. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có tác dụng: tăng khả năng rụng trứng, điều hòa chu kì kinh nguyệt, giảm chuột rút, da khỏe đẹp, giảm ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng và u nang buồng trứng.

Khi uống thuốc tránh thai cần lưu ý một số tác dụng phụ như: tâm trạng thất thường, tăng hoặc giảm cân đột ngột, buồn nôn, nhức đầu, đau ngực, băng huyết.

  1. Miếng dán tránh thai

Dán miếng dán trong vòng 21 ngày rồi gỡ bỏ và không dán miếng dán tiếp theo trong 7 ngày để kỳ kinh diễn ra bình thường. Khi kỳ kinh kết thúc, mới dán miếng dán mới. Tác dụng và tác dụng phụ giống thuốc tránh thai.

  1. Vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một vòng nhựa mềm và dẻo được đưa vào âm đạo. Sử dụng vòng trong 21 ngày và ngưng dùng trong 7 ngày để sự hành kinh có thể xảy ra, sau đó thay thế vòng tránh thai mới.

Khi phụ nữ bị buồng trứng đa nang mà có thai thì cần làm gì?

Bệnh nhân cần khám thai đúng lịc và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, vì có nguy cơ cao gặp các biến chứng: Sẩy thai, tiểu đường, tiền sản giật…

Nên kiểm soát cân nặng trong giới hạn bình thường, duy trì lượng đường trong máu trong giới hạn bình thường , thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bổ sung thêm acid folic…

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới