Các biện pháp ngăn ngừa chứng táo bón do đái tháo đường gây ra

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rất phổ biến và có nguy cơ ngày càng gia tăng và mở rộng. Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau của cơ thể trong đó có chứng táo bón.

Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, việc đường máu tăng cao đột ngột gây ra những rối loạn hoạt động của hệ thống tiêu hóa, để lại những hệ lụy xấu cho sức khỏe.

biến chứng đái tháo đường

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường gây liệt dạ dày

Liệt dạ dày do ĐTĐ lâu năm cũng là một biến chứng thường gặp. Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn, ăn vào nhanh thấy no nên không thể ăn được nhiều. Người bệnh ĐTĐ mà bị nôn ra lượng thức ăn nhiều sau khi ăn đã lâu thì cần nghĩ tới tình huống liệt dạ dày. Việc chán ăn, ăn không được nhiều và nôn khiến bệnh nhân dễ dẫn đến suy nhược, cơ thể mệt mỏi vì thiếu chất dinh dưỡng, có thể thiếu máu do thiếu vitamin và sắt. Vì dạ dày bị liệt làm cho thức ăn lưu lại ở đó lâu hơn dẫn đến khá nhiều hệ quả khác như: hạ huyết áp sau khi ăn (dễ bị ngất, đột quỵ) do dịch tiêu hóa chậm hấp thu; thức ăn có thể bị kết thành khối trong dạ dày gây tắc nghẽn phải nội soi cắt nhỏ và gắp từng phần ra khỏi dạ dày. Đặc biệt, việc thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu còn ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định đường máu. Liệt dạ dày làm cho các chất khó hấp thu vào cơ thể hơn. Chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh do thuốc uống vào không được hấp thu và cũng là một trong những nguyên nhân gây đường máu dao động nhiều hơn.

chất xơ

Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao như rau cải, giá đỗ…

Táo bón – chứng bệnh thường gặp do ĐTĐ

Thống kê cho thấy, có tới 60% người bệnh ĐTĐ bị mắc chứng táo bón. Đây là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh ĐTĐ. Khi đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước trong ruột, đồng thời gây tổn thương hệ thần kinh tự chủ làm chậm trống rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột giảm và dẫn đến tình trạng táo bón ở người bệnh.

Táo bón kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ không ngon, luôn có cảm giác đầy tức bụng, suy nhược cơ thể…  do khí và phân tích đọng tại ruột không bài tiết ra ngoài được. Mặt khác, các chất độc trong phân như phenol, idol, ammonia… được tạo ra trong trong quá trình tiêu hóa thức ăn bởi các vi khuẩn yếm khí, khi tích tụ lâu trong ruột sẽ được hấp thu vào máu và phân bố đến các cơ quan, nội tạng trong cơ thể gây ngộ độc mạn tính. Người bệnh luôn cảm thấy bực bội, khó chịu, hay cáu gắt, mất tập trung và có thể suy giảm sức khỏe do nhiễm độc như da tái xanh, môi nhợt nhạt, móng tay lợt. Bên cạnh đó, nó còn làm ruột già bị suy yếu, giãn ra, có nguy cơ thủng, rách ruột, gây chảy máu và nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Đặc biệt đối với người bệnh ĐTĐ, táo bón khiến người bệnh không muốn ăn, giảm hấp thu nên có thể gây tình trạng hạ đường huyết, đồng thời cũng có thể gây biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ ammonia hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Đi ngoài nhiều lần

Người bệnh dễ bị những đợt đi ngoài phân lỏng nát, có thể tới 20-30 lần/ngày, đi nhiều vào ban đêm hơn là ban ngày. Những đợt đi ngoài phân lỏng này có thể xen kẽ với khoảng thời gian đi ngoài bình thường, thậm chí táo bón. Thông thường, nếu chỉ đơn thuần đi ngoài nhiều lần, cân nặng thường không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu có giảm sút cân, cần xem lượng đường máu có tăng cao quá hoặc chán ăn do kèm liệt dạ dày kết hợp. Nếu không tìm thấy lý do giải thích hợp lý, cần khám thêm các nguyên nhân khác gây đi ngoài nhiều lần và gầy, sút cân có thể gặp như bệnh viêm ruột kết, xơ sỏi tụy, viêm ruột nhiễm khuẩn… Cũng nên lưu ý khả năng việc dùng thuốc metformin chữa ĐTĐ và thuốc ức chế men alpha glucosidase có thể gây ra những rối loạn ở ruột.

Đại tiện không tự chủ

Đây là tình trạng đáng ngại do biến chứng của metformin gây cho hệ tiêu hóa. Bình thường khi khối lượng phân đủ nhiều trong trực tràng sẽ tạo tín hiệu báo lên thần kinh trung ương cho ta biết cần phải đi đại tiện. Nếu như điều kiện hoàn cảnh cho phép, cơ thắt trực tràng sẽ giãn ra và cùng với phản xạ co một loạt các cơ khác để tống phân ra ngoài. Với người metformin có biến chứng thần kinh tự động, phần lớn bệnh nhân đều cảm giác thấy có phân trong trực tràng nhưng không thể kìm hãm sự tống phân một cách chủ động. Có lúc bệnh nhân không tự chủ được, có thể són phân ra quần. Vì vậy, người bệnh thường mặc cảm với bệnh tật bởi những phiền toái của biến chứng này.

Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục

Để hạn chế các tác động của bệnh ĐTĐ lên hệ tiêu hóa, người bệnh cần thực hiện các giải pháp sau:

Tuân thủ điều trị: Người bệnh cần tuân thủ thời gian và liều thuốc sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết. Cần duy trì chỉ số HbA1c dưới 6.4 (chỉ số phản ánh độ ổn định đường huyết trong 3 tháng) sẽ giúp phòng ngừa nhiều biến chứng. Giảm 1% chỉ số HbA1c sẽ giảm 21% nguy cơ xuất hiện biến chứng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết mà còn giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa. Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong thực phẩm (các loại hạt đậu, các loại củ, bầu, rau cải thảo, giá đỗ, khoai lang, chuối, đu đủ,…) giúp giữ nước, làm mềm phân, kích thích vận động đường ruột. Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, da gia cầm, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật… sẽ khiến việc tiêu hóa diễn ra lâu hơn, đồng thời gây tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, làm chít hẹp lòng mạch, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng khác.

Người bệnh nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể. Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ uống có gas, chứa nhiều đường, chất kích thích như nước ngọt có gas, cafein, trà đặc…

Việc tăng cường tập luyện thể thao phù hợp cũng là cách giúp kiểm soát đường huyết và các biến chứng. Khi gặp phải các triệu chứng tiêu hóa trên, người bệnh ĐTĐ không nên bi quan chán nản, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, đi khám bệnh ngay để có các biện pháp chữa trị kịp thời.

Nguồn:suckhoedoisong.vn, Cao đẳng Dược Tp HCM

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới