Các giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi trẻ bước vào tuần thứ 16, là lúc những mạch máu đã bắt đầu hình thành ở võng mạc để có thể cung cấp oxy cho mắt phát triển, sự phát triển này sẽ được tiến hành dần dần và hoàn thành vào tuần thứ 40 của thai kỳ. Song nếu trẻ sinh non thì nguy cơ về bệnh võng mạc tương đối lớn, khiến các mẹ không đề phòng dẫn đến những trường hợp trẻ bị mù vĩnh viễn.

Mỗi giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non sẽ có những biến chứng khác nhau
Mỗi giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non sẽ có những biến chứng khác nhau

Nguy cơ bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Hầu hết những trường hợp bệnh võng mạc ở trẻ sinh non đều có thể chữa được nếu có sự phối hợp theo dõi của Bác sĩ và gia đình, bởi mỗi giai đoạn phát triển bệnh võng mạc ở trẻ sinh non sẽ có những biến chứng khác nhau, điều này sẽ hạn chế tối đa những biến chứng có thể ảnh hưởng đến mắt của trẻ.

Tuy nhiên, với những trường hợp không được điều trị và bệnh phát triển nặng thì máu không cung cấp đủ oxy cho mắt khiến mắt trẻ sơ sinh bị mù vĩnh viễn, đây là một tổn thương mà bố mẹ có thể ngăn cản được cho bé.

Còn có những trường hợp nhẹ hơn về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể gây ra là bệnh lý tăng nhãn áp, cận thị hay lé mắt.

Tất cả những biến chứng về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non đều có thể giải trừ nếu được điều trị kịp thời.

Các giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ

Các giai đoạn phát triển bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có thể chia thành 5 cấp độ và với mỗi một cấp độ thì tình trạng nguy hiểm ở mắt là khác nhau.

Ở giai đoạn 1: Lúc này có một ranh giới mỏng ngăn cách khu vực mạch máu đã hình thành và chưa hình thành ở võng mạc. Ở giai đoạn này thì bệnh về võng mạc ở trẻ không đáng lo ngại vì mạch máu vẫn phát triển bình thường nhưng cũng rất cần được theo dõi thêm.

Trẻ có thể bị các bệnh lý về mắt nếu không được điều trị kịp thời
Trẻ có thể bị các bệnh lý về mắt nếu không được điều trị kịp thời

Ở giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, ranh giới giữa khu vực có mạch máu và không có mạch máu sẽ rộng ra và dày lên. Ở giai đoạn này, mắt của bé vẫn có thể phát triển bình thường, nhưng cũng có thể sẽ phát triển nặng hơn.

Giai đoạn 3: Giai đoạn phát triển bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thứ 3 này thì mạch máu phát triển dọc theo những gờ và an ra khắp mắt khiến mắt như có tình trạng chảy máu và hình thành nên các sẹo, vì vậy sẽ hình thành nên các tật ở mắt nếu không được điều trị.

Giai đoạn thứ 4: Giai đoạn này sẽ phát triển với những biến chứng khó lường và có thể sẽ khiến bệnh lý về mắt phát triển.

Ở trường hợp thứ nhát, các mạch máu bất thường sẽ làm co kéo võng mạc dẫn đến bong võng mạc khu trú. Ở giai đoạn này, điểm vàng trong mắt chưa bị ảnh hưởng. Nhưng khi bệnh phát triển đến độ võng mạc bị tổn thương khu trú nhưng, điểm vàng đã bị ảnh hưởng đến đến giảm thực lực và sự tập trung ở mắt.

Ở giai đoạn thứ 5: Lúc này võng mạc đã bị bong hoàn toàn và thực lực sẽ bị giảm dần và dẫn đến hiện tượng mù lòa ở trẻ.

Nếu muốn giúp sức khỏe của bé tốt hơn, nhất là về mắt thì các mẹ nên chú ý theo dõi những hiện tượng xảy ra quanh sức khỏe của bé, để được Bác sĩ điều trị sớm nhất, đặc biệt là về các giai đoạn phát triển bệnh võng mạc ở trẻ sinh non để không vô tình khiến bé bị mù lòa.

Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới