Các loại thuốc gây táo bón bạn nên nắm được

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nếu bạn sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài sẽ gây tác dụng phụ như táo bón. Khi đó bạn nên báo với Bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc thay thế thuốc phù hợp với bạn.

Các loại thuốc gây táo bón bạn nên nắm được

Các loại thuốc gây táo bón bạn nên nắm được

Các loại thuốc gây táo bón bạn nên nắm được

Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, táo bón là chứng bệnh ở đường tiêu hóa khá phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi. Những người dễ mắc táo bón hơn cả là thai phụ những tháng cuối thai kỳ, người già, người mắc béo phì, người ít vận động, làm các công việc ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe.

Theo những tin tức Y tế mới nhất, táo bón tức là phân di chuyển trong đường tiêu hóa chậm chạp, gây tình trạng địa tiện khó khăn, số lần đi đại tiện cách xa nhau từ 3 ngày trở lên ( một tuần không đi đại tiện được 3 lần), khi đi đại tiện phân khô cứng, nhỏ có khi thành cục, đại tiện xong mà cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Táo bón là nguyên nhân gây ra các bệnh như nứt hậu môn, thoát vị, trĩ, gây nhiễm độc cho cơ thể do phân tích tụ lâu ngày.

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ra táo bón:

  • Uống ít nước, lười uống nước
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ, không ăn rau củ quả, ăn nhiều thịt và các thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối,…
  • Ít vận động cơ thể, ngồi nhiều, lười đứng lên đi lại
  • Mất cân bằng nội tiết: ở đây thường là thai phụ nhất là giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, thai to gây chèn ép vùng ruột
  • Lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng gây suy yếu phản xạ tống phân ra ngoài của cơ thể
  • Thói quen xấu lười đi đại tiện, nhịn đi đại tiện, không đại tiện đúng giờ trong ngày để tạo thói quen tống phân ra ngoài
  • Sử dụng các loại thuốc gây táo bón như sắt, thuốc trầm cảm, thuốc kháng acid
  • Mắc các bệnh lý như viêm ruột, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp,…
  • Cần thận trọng với các thuốc gây táo bón

thai phụ những tháng cuối thai kỳ, người già, người mắc béo phì,

Thai phụ những tháng cuối thai kỳ, người già, người mắc béo phì,…có nguy cơ cao gây táo bón

Thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Một số thuốc sau gây ra táo bón nếu bạn sử dụng chúng trong thời gian dài:

  • Thuốc giảm nhu động ruột: loperamid, diphenoxylat,…
  • Thuốc bổ sung sắt
  • Thuốc lợi tiểu: hydroclorothiazid, furosemid,…
  • Thuốc kháng acid: calci carbonat, nhôm hydroxid,…
  • Thuốc chẹn kênh canxi: verapamil, diltiazem,…
  • Thuốc giảm đau opioid: codein, hydrocodon, oxycodon ,…
  • Thuốc chống động kinh: carbamazepine, phenytoin,…

Cơ chế gây ra tác dụng phụ của các thuốc trên như sau:

  • Thuốc giảm đau opioid, giảm nhu động ruột do ức chế sự phóng thích prostaglandin, acetylcholine làm tăng hấp thụ nước ở ruột, giảm nhu động ruột gây táo bón
  • Thuốc lợi tiểu, thuốc kháng acid, thuốc chẹn kênh canxi gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể từ đó gây ức chế nhu động ruột, khó khăn trong quá trình tống phân ra ngoài.
  • Các thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần chúng gây ức chế hệ thần kinh phó giao cảm từ đó làm giảm nhu động ruột gây ra táo bón.

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, táo bón nếu để kéo dài gây tình trạng nứt hậu môn, chảy máu, đau đớn làm bệnh nhân sợ đi đại tiện khiến tình trạng táo bón lại nặng hơn. Các thuốc gây táo bón là thuốc tác động gián tiếp gây xuất huyết tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột, mất cân bằng điện giải trong cơ thể do đó bạn cần thận trọng trước khi dùng thuốc, báo cáo với bác sĩ những tác dụng phụ do thuốc gây ra để Bác sĩ chuyên khoa có thể điều chỉnh liều hoặc thay thế thuốc khác phù hợp với bạn. Ngoài ra bạn cũng cần thay đổi lối sống như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, vận động cơ thể thường xuyên, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ trong ngày giúp bạn phòng ngừa táo bón và biến chứng của nó cực kỳ hiệu quả.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới