Cách chữa bệnh cảm cúm không dùng thuốc kháng sinh

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Hội chứng cảm cúm, thường gọi là bệnh cúm, là một loại vi-rút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp của bạn (mũi, các xoang, cổ họng và phổi). Mặc dù với nhiều người, cảm cúm chỉ kéo dài một đến hai tuần, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính sẽ trở nên rất nguy hiểm.

 

Lá tía tô có tác dụng điều trị cảm cúm

Điều trị cảm cúm không nhất  thiết  phải  sử dụng kháng sinh, mà chỉ cần  sử dụng lá tía tô để  điều trị vừa đơn giản, tiết kiệm lại vô cùng hiệu quả.

Trao đổi với thầy thuốc Nguyễn Thị Hồng Yến ( Giám  đốc bệnh viện Bệnh viện y học cổ truyền Trường Giang ) chúng tôi được biết “ theo Đông Y tía tô được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt, ngoài  ra  tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử xích tía vì cây có màu tím). Bộ phận dùng làm thuốc là lá (gọi là Tô diệp), cành (gọi là Tô ngạnh), hạt (gọi là tô tử ) .Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.”

Một số bài thuốc điều trị cảm mạo từ lá tía tô

Biện pháp đầu tiên và đơn giản nhất để điều trị cảm cúm, cảm mạo có lẽ là phương pháp xông, thường thì khi xông lá tía tô sẽ được kết hợp với một số loại lá thơm khác như: lá chanh, lá bưởi, lá tre, một vài của sả…. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở, người bệnh cảm thấy dễ chịu, khoan khoái. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ ngơi.

Khi xông nên kết hợp với nhiều loại lá thơm khác để tăng hiệu quả

Khi xông nên kết hợp với nhiều loại lá thơm khác để tăng hiệu quả

Biện pháp xông tuy rất tốt nhưng  không phải  ai cũng thực hiện được biện pháp này điển hình là những người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi; sốt siêu vi; cơ thể suy nhược; người già yếu; trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, mắc bệnh ngoài da; người bệnh tăng huyết áp, tim mạch; người có biểu hiện bệnh tâm thần,…

Cách thứ hai cũng rất dễ thực hiện nhưng lại giúp cho bệnh nhân giải cảm một cách nhanh chóng. Chỉ cần nấu cháo gạo tẻ sau đó trộn với lá tía tô thái chỉ ăn nóng, có thể cho thêm hành để tăng thêm công dụng giải cảm. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian vô cùng hiệu nghiệm.

Cháo lá tía tô có tác dụng giải cảm rất tốt

Cháo lá tía tô có tác dụng giải cảm rất tốt

Cảm cúm luôn là nỗi lo của mẹ bầu vậy có cách nào điều trị cảm cúm cho mẹ bầu mà không phải dùng kháng sinh? Trong khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy yếu nên rất dễ bị cảm cúm. Tuy cảm cúm là bệnh thông thường, nhưng việc dùng thuốc kháng sinh có thể sẽ gây hại đến thai nhi, lúc này mẹ bầu  chỉ cần lấy lá tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá cho 2 bát nước sắc còn 1 bát uống ấm. Tiếp đó cho ăn cháo nóng, có đập vào bát 1 quả trứng gà tươi (có trứng gà đen càng tốt).

Mong rằng  với những hướng dẫn của chúng tôi ở trên, bạn đã biết cách điều trị tại nhà mà không cần dùng kháng sinh khi chẳng may bị cảm cúm.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới