Cách nhận biết đấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Chị Hà: Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi và vừa sinh cháu trai đầu lòng, hiện tại bé nhà em được 8 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6kg, chiều cao 65 cm. Bác sĩ cho em hỏi, bé nhà em như vậy có bị coi là bị suy dinh dưỡng không ạ? và có giải pháp nào để khắc phục không ạ!

Bác sĩ T: Chào chị Hà! Hiện nay, có rất nhiều các ông bố, bà mẹ mặc dù đã có chế độ chăm sóc con cái, tuy nhiên, không phải phương pháp chăm sóc nào cũng đảm bảo cho con cái có thể lớn lên khỏe mạnh. Một trong những vấn đề đang rất được các gia đình có con nhỏ quan tâm đó là tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng cơ thể trẻ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Suy dinh dưỡng có thể xảy  bất cứ thời điểm phát triển nào của trẻ như: xảy ra ở trẻ em từ khi còn trong bào thai cho đến người đã trưởng thành. Phải kể đến, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và phát triển bình thường của trẻ. Để nhận biết con mình có suy dinh dưỡng hay không mời cha mẹ tham khảo bài viết sau.

  1. Thông qua các nguyên tắc cơ bản của các chỉ số cân nặng ở trẻ.

Trọng lượng của trẻ sơ sinh khi sinh đủ tháng tuổi trung bình vào khoảng 2,9 – 3,8kg

          Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có mức tăng trung bình một tháng ít nhất khoảng 600g. Từ sau 6 tháng tuổi bé chỉ tăng trung bình khoảng 500g/tháng.

Trong năm thứ 2 sau khi sinh, bé sẽ tăng cân khoảng 2,5 – 3kg.

Sau từ năm thứ 2, khả năng tăng trưởng của bé mỗi năm là khoảng 2kg cho đến tuổi dậy thì.

Bố mẹ có thể căn cứ vào mức tăng trưởng từ cân nặng của trẻ để có thể kịp thời nắm bắt tình hình phát triển của bé.

  1. Các chỉ số tăng trưởng chiều cao ở trẻ

          Thông thường trẻ mới sinh thường có chiều dài khoảng 50cm.

          Chiều cao bé sẽ phát triển nhanh nhất trong 1 năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng mức tăng trung bình là 2,5cm/tháng. Từ 6-12 tháng thì tăng khoảng 1,5cm/tháng.

          Sau năm thứ 2, mức độ tăng trưởng chiều dài của bé bắt đầu chậm lại, chỉ tăng trung bình chỉ khoảng 10-12cm.

          Sau 2 tuổi đến khi dậy thì bé sẽ tăng trung bình quân 6-7cm/năm.

Với trẻ dưới 3 tuổi có thể đo chiều cao khi bé nằm ngửa.

          Cũng tương tự như cân nặng, các bé trai sẽ có chiều cao hơn bé gái một chút, đây là điều bình thường nên mẹ không cần suy nghĩ nhiều.

  1. Suy dinh dưỡng để lại hậu quả gì?

Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong, dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy… thường nặng, kéo dài.

Trẻ em sẽ chậm phát triển về thể chất, tâm thần, quá trình phát triển trí não diễn ra chậm, do não thiếu dưỡng chất, trẻ chậm chạp, giao tiếp xã hội kém hơn, làm giảm quá trình phát triển tất cả các cơ quan trong cơ thể, chiều cao,  hệ cơ xương, cũng bị ảnh hưởng.

Và nhiều hậu quả khác

– Nguy cơ béo phì sau giai đoạn suy dinh dưỡng do thấp chiều cao.

– Khả năng làm việc, lao động kém hơn khi trưởng thành.

– Dễ trở thành người phụ nữ thấp bé/trẻ gái suy dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ sinh con suy dinh dưỡng.

Dựa vào số liệu về chiều cao và cân nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giúp các bố, mẹ có thể nhận biết trẻ nhà mình có bị suy dinh dưỡng hay không. Đây chính là hai yếu tố quan trọng, giúp đánh giá thể trạng của trẻ để mẹ có thể chăm sóc bồi bổ cho bé phát triển tốt hơn.

Qua đó có thể thấy, bé nhà Chị Hà cơ bản có dấu hiệu suy dinh dưỡng, chị có thể xem xét và cân đối lại chế độ dinh dưỡng cho con mình.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới