Cách phòng ngừa bỏng ở trẻ em cha mẹ cần biết!

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trẻ em là đối tượng chính của bỏng bởi các em chưa tự ý thức bảo vệ được mình, cũng như tâm lý tò mò, thích khám phá. Độ tuổi bị bỏng chủ yếu ở trẻ em là 1-6 tuổi, khi da còn con và khó điều trị, để lại nhiều biến chứng về sau. Phòng hơn chữa, cha mẹ có thể bảo vệ trẻ bằng những phương pháp phòng ngừa bỏng ở trẻ em sau đây.

phong-ngua-bong-tre-em
Phòng ngừa bỏng ở trẻ em

Đặc điểm bỏng ở trẻ em

Trẻ em khi bị bỏng thường phức tạp và khó điều trị hơn người lớn do những đặc điểm về cơ thể sau:

  • Da trẻ em thường mỏng, mềm, bởi vậy dễ bị xây xát và nhiễm khuẩn hơn người trưởng thành.
  • Với những trẻ dưới 18 tháng, lớp biểu bì và trung bì được nối một cách lỏng lẻo chưa hoàn thiện. Khi bị bỏng, dễ hình thành các vết phồng lớn.
  • Tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ lớn, da thịt mềm…vì vậy khi bị bỏng dễ bị sâu vào tới gân và xương.
  • Trẻ chưa làm chủ được cảm xúc, do vậy việc chuẩn đoán độ sâu của vết thương và kiểm tra bỏng diễn ra khó khăn, thậm chí đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện nhiều lần.

Bỏng ở trẻ em có thể nhanh phục hồi nhưng cũng có thể nhanh bị nặng hơn do nền tảng đề kháng yếu.

Đồ điện rất nguy hiểm cho trẻ
Đồ điện rất nguy hiểm cho trẻ

Phòng ngừa bỏng ở trẻ em

Phòng ngừa bỏng ở trẻ em là điều mà cha mẹ nên lưu tâm ở bất kỳ không gian, điều kiện nào, vì những nguyên nhân gây bỏng có thể phát sinh ở bất kỳ đâu. Ở hạn chế đối đa những nguy cơ do bỏng, cộng đồng, cá nhân có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Không đun, nấu..sử dụng lửa trong nhà. Với những trường hợp dùng bếp củi cần được rào chắn và đảm bảo lửa khi nấu không được lửa cháy quá cao. Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lửa.
  • Sử dụng vật liệu gia dụng và thiết kế an toàn để phòng ngừa cháy nổ trong gia đình.
  • Không để vòi nước quá nóng, tránh trường hợp trẻ rửa tay, rửa mặt bị bỏng do nước nóng để phòng ngừa bỏng ở trẻ em.
  • Không  trẻ nô đùa ở khu vực nấu ăn. Phích nước sôi, đồ ăn vừa nấu cần để ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ.
  • Các đồ vật dễ gây cháy như lửa, diêm, nến, xăng, gas… cần được cất ở nơi kín đáo, không để trẻ tự ý tiếp xúc vào những đồ trên.
  • Lắp đặt các thiết bị điện an toàn, thiết kế ổ cắm có nắp đậy, bố trí ổ cắm ở trên cao tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không để trẻ chơi đùa ở những nơi nguy hiểm như cột điện, bảng điện, ống bô xe máy còn nóng…
Thiết kế điện an toàn để phòng ngừa bỏng ở trẻ em
Thiết kế điện an toàn để phòng ngừa bỏng ở trẻ em

Trên đây là những phương pháp phòng ngừa bỏng cho trẻ em mà cha mẹ nên biết. Khi trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng  xử lý vết thương bằng cách ngâm vào nước lạnh, bôi thuốc trị bỏng có bán sẵn ở các nhà thuốc sau đó băng bó vết thương bằng gạc y tế. Đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị hiệu quả.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới