Cách sơ cứu bỏng điện giật đúng cách và hiệu quả nhất

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cách sơ cứu bỏng điện giật theo tư vấn của bác sĩ giúp bạn biết được các bước cần thiết để giúp nạn nhân tránh khỏi các nguy cơ xấu với sức khỏe một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Nguy hiểm do bỏng điện giật
Nguy hiểm do bỏng điện giật

Bỏng do điện giật là gì?

Điện giật là một trong các nguyên nhân gây bỏng cực kỳ nguy hiểm và dễ xảy ra. Khi bị bỏng do điện giật, nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Nếu như bỏng nhiệt thông thường tác động từ ngoài vào trong thì bỏng nhiệt lại ảnh hưởng từ trong ra ngoài, do đó các biến chứng của bỏng điện có cơ hội để lây truyền vào các cơ quan bên trong cơ thể con người nhanh chóng.

Nguyên nhân gây bỏng điện có thể xuất phát từ các tình huống vô tình điện hở hoặc sự bất cẩn trong cuộc sống như: tiếp xúc với đường điện cao thế, đứt dây điện, bị điện giật hoặc cả nguyên nhân bỏng điện do sét đánh.  Bỏng điện có thể gây cháy toàn thân, cháy một phần cơ thể hoặc tử vong tại chỗ.

Trang bị cách sơ cứu bỏng do điện giật là điều cần thiết để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm của bỏng, bảo toàn tính mạng và sức khỏe cho nạn nhân.

Cảnh giác trước nguy cơ bỏng điện giật
Cảnh giác trước nguy cơ bỏng điện giật

Cách sơ cứu bỏng điện giật đúng cách

  • Trong trường hợp phát hiện người bị bỏng. Cần nhanh chóng đưa dòng điện ra khỏi nạn nhân càng nhanh càng tốt bằng gậy khô, nhựa để gạt dòng điện ra khỏi cơ thể nạn nhân và ngắt nguồn điện.
  • Gọi xe cấp cứu kịp thời để bác sĩ chuyên khoa sơ cứu và đưa  nạn nhân đến cơ sở  y tế chuyên môn.
  • Trong thời gian đợi xe cấp cứu, để bệnh nhân nằm trên nền cứng để giải phóng điện tích mở mô cơ thể.
  • Kiểm tra tình trạng nhịp tim và người bệnh còn thở không? Nếu trường hợp tim không đập, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo để lấy lại nhịp tim và hơi thở cho nạn nhân.
  • Lưu ý đặt nạn nhân nằm đầu thấp kê cao chân để đề phòng sốc cho người bị bỏng điện.
  • Dùng băng gạc vô khuẩn để che phủ lên vết thương, không dùng những loại vải có sợi bông hoặc khăn vải bẩn để tránh nhiễm trùng vết thương.
Đề phòng trẻ bị bỏng điện giật
Đề phòng trẻ bị bỏng điện giật

Bỏng điện nguy hiểm như thế nào?

So với các nguyên nhân gây bỏng khác, bỏng điện nguy hiểm hơn rất nhiều vì tổn thương ảnh hưởng từ trong ra ngoài, tổn thương sâu và tại chỗ, đặc biệt ở các vị trí nhạy cảm như bàn tay, miệng, môi, bàn chân, lưỡi…có thể ngậm vào cực điện.

Bỏng điện không có giai đoạn biểu hiện các nốt phỏng nước thông thường mà tác động nhanh chóng gây ra các đốm da cháy đen tại một  vị trí hoặc toàn thân. Nếu không biết cách cách sơ cứu bỏng do điện giật  kịp thời, các vết thương có thể khiến cơ thể bị hoại tử và chết da. Dòng điện càng cao thì những mức độ nguy hiểm của bỏng càng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn cả nếu vị trí dòng điện tiếp xúc gần với tim và não bộ như đầu, tay tái, ngực…

Cách sơ cứu bỏng điện giật đúng cách và hiệu quả nhất mà mọi người nên biết để xử lý kịp thời trường hợp tai nạn điện để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và người xung quanh.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới